Đóng menu x

Yêu cầu về phương tiện chứ hàng hóa nguy hiểm

Yêu cầu về phương tiện chứ hàng hóa nguy hiểm

PHỤ LỤC III

YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG TIỆN CHỨA HÀNG HÓA NGUY HIỂM
(Kèm theo Thông tư số     /2020/TT-BCT ngày    tháng    năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói trong các phương tiện chứa đủ vững chắc để có thể chịu được những va chạm và tác động của thời tiết trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới. Phương tiện chứa phải đảm bảo kết cấu đủ kín để hàng hóa bên trong không bị thất thoát trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất.

2. Các phần tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm của phương tiện chứa phải đảm bảo:

a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của loại hàng đóng gói bên trong.

b) Không phản ứng hoặc làm xúc tác phản ứng với các loại hàng mà nó bao gói.

c) Cho phép dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với loại hàng đóng gói bên trong.

3. Khi đóng gói chất lỏng, cần để lại khoảng không gian cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển. Nếu việc đóng gói chất lỏng diễn ra ở 50°C, thì chỉ được phép nạp tối đa 98% thể tích của đơn vị bao gói. Khi đóng gói chất lỏng ở nhiệt độ 15°C, mức độ nạp chất lỏng vào đơn vị bao gói cần tính toán theo bảng sau:

Nhiêt đô sôi (°C) <60 ≥60

<100

≥100

<200

≥200

<300

≥300
Mức độ nạp (Phần trăm thể tích bình chứa) 90 92 94 96 98

4. Các lớp bao gói trong, khi hàng hóa nguy hiểm được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, không bị vỡ, đâm thủng hoặc rò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.

5. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhât định… cân phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp có tính trơ đối với hàng hóa nguy hiểm được bao gói.

6. Không đóng gói trong cùng một bao gói ngoài hoặc trong cùng thùng chứa, côngtenơ các bao gói trong chứa hàng hóa nguy hiểm thuộc các nhóm khác nhau có thể phản ứng với nhau và gây ra các hiện tượng:

a) Bùng cháy hoặc phát nhiệt lớn.

b) Phát nhiệt hoặc bùng cháy tạo hơi ngạt, ô xy hoá hay khí độc.

c) Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh.

d) Tạo ra các chất không bền.

7. Độ kín của phương tiện chứa các chất được làm ẩm hoặc pha loãng phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển hàm lượng chất lỏng làm ẩm hoặc pha loãng không xuống thấp dưới mức giới hạn.

8. Hàng hóa nguy hiểm có khả năng sinh khí làm tăng áp suất bên trong phương tiện chứa phải có cơ cấu thông hơi gắn trên nắp phương tiện chứa nếu hơi thoát ra không gây nguy hiểm độc, cháy nổ và khối lượng khí thoát ra ở mức nhỏ không gây nguy hiểm. Cơ cấu thoát khí cần phải thiết kế sao cho không gây ra rò rỉ các chất được bao gói cũng như không cho phép các vật lạ xâm nhập vào bên trong trong quá trình vận chuyển bình thường.

10. Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng hàng hóa nguy hiểm cần phải được quản lý như bao gói đang chứa hàng hóa nguy hiểm.

11. Các phương tiện chứa chất lỏng, khí nguy hiểm đều phải thử nghiệm độ rò rỉ trước khi sử dụng.

12. Phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm dạng rắn có khả năng chuyển đổi thành trạng thái lỏng trong quá trình vận chuyển cần phải được chế tạo theo tiêu chuẩn chứa hàng hóa nguy hiểm ở trạng thái lỏng. Các chất có điểm chảy bằng hoặc thấp hơn 45°C được coi là các chất có khả năng thay đổi trạng thái thành chất lỏng.

13. Phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

14. Các phương tiện chứa được chế tạo để đóng gói hàng hóa nguy hiểm ở mức đóng gói cao được phép sử dụng để đóng gói hàng hóa nguy hiểm ở mức đóng gói thấp hơn.

15. Các bao gói được chế tạo mới hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và định kỳ thử nghiệm, kiểm tra theo quy định. Việc sử dụng lại các bao gói, thùng chứa phải tuân thủ các yêu cầu sau:

– Không sử dụng các loại bao gói bằng nhựa quá 5 năm kể từ ngày sản xuất để đóng gói, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; không sử dụng lại các loại bao gói, thùng chứa bằng nhựa để đóng gói, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có mức đóng gói PGI.

– Không sử dụng lại các loại bao gói, thùng chứa có dấu hiệu hư hỏng, rạn nứt. Các loại bao gói, thùng chứa có nắp thông hơi, khi sử dụng lại phải thay mới cơ cấu thông hơi.

16. Các loại hàng hóa nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện. Bảng sau đây chỉ dẫn những hàng hóa nguy hiểm được chuyên chở trên cùng phương tiện:

2.1

2.2

2.3

3 4.1 4.1+1 4.2 4.3 5.1 5.2 5.2+1 6.1 6.2 7A, B,C 8 9
2.1

2.2

2.3

X X X X X X X X X X X X
3 X X X X X X X X X X X X
4.1 X X X X X X X X X X X X
4.1+1 X
4.2 X X X X X X X X X X X X
4.3 X X X X X X X X X X X X
5.1 X X X X X X X X X X X X
5.2 X X X X X X X X X X X X X
5.2+1 X
6.1 X X X X X X X X X X X X
6.2 X X X X X X X X X X X X
7
A,B,C
X X X X X X X X X X X X
8 X X X X X X X X X X X X
9 X X X X X X X X X X X X

Các dấu (X) là dấu hiệu cho phép được thực hiện

II. CHI TIẾT VỀ YÊU CẦU ĐÓNG GÓI
  1. Yêu cầu đóng gói loại P001
Đóng kiện Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)
Bao gói trong và vật liệu bao gói Bao gói ngoài và vật liệu bao gói Nhóm rất nguy hiểm (I) Nhóm nguy hiểm (II) Nhóm nguy hiểm thấp (III)
Thủy tinh 10 lít Thùng trònb
Nhựa 30 lít Sắt 250 kg 400 kg 400 kg
Kim loại 40 lít Nhôm 250 kg 400 kg 400 kg
Kim loại khác 250 kg 400 kg 400 kg
Nhựa 250 kg 400 kg 400 kg
Gỗ dán 150 kg 400 kg 400 kg
Xơ ép (fibre) 75 kg 400 kg 400 kg
Hộp
Sắt 250 kg 400 kg 400 kg
Nhôm 250 kg 400 kg 400 kg
Gỗ tự nhiên 150 kg 400 kg 400 kg
Gỗ dán 150 kg 400 kg 400 kg
Gỗ tái chế 75 kg 400 kg 400 kg
Tấm xơ ép (fibreboard) 75 kg 400 kg 400 kg
Nhựa dẻo 60 kg 60 kg 60 kg
Nhựa cứng 150 kg 400 kg 400 kg
Can (Jerrican)c
Sắt 120 kg 120 kg 120 kg
Nhôm 120 kg 120 kg 120 kg
Nhựa 120 kg 120 kg 120 kg
Đóng thùng đơn
Dạng thùng tròn
Bằng thép, nắp liền 250 lít 450 lít 450 lít
Bằng thép, nắp rời 250 lít a 450 lít 450 lít
Bằng nhôm, nắp liền 250 lít 450 lít 450 lít
Bằng nhôm, nắp rời 250 lít a 450 lít 450 lít
Kim loại khác, nắp liền 250 lít 450 lít 450 lít
Kim loại khác, nắp rời 250 lít a 450 lít 450 lít
Nhựa, nắp liền 250 lít 450 lít 450 lít
Nhựa, nắp rời 250 lít a 450 lít 450 lít
Can
Bằng thép, nắp liền 60 lít 60 lít 60 lít
Bằng thép, nắp rời 60 lít a 60 lít 60 lít
Bằng nhôm, nắp liền 60 lít 60 lít 60 lít
Bằng nhôm, nắp rời 60 lít a 60 lít 60 lít
Nhựa, nắp liền 60 lít 60 lít 60 lít
Nhựa, nắp rời 60 lít8 60 lít 60 lít
Bao gói hỗn hợp
Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép hoặc nhôm 250 lít 250 lít 250 lít
Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng xơ ép, nhựa hoặc gỗ dán 120 lít 250 lít 250 lít
Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng thưa bằng thép hoặc nhôm; Hộp hoặc thùng chứa bằng nhựa, bao gói ngoài bằng gỗ, gỗ dán, tấm xơ ép hoặc hộp nhựa cứng 60 lít 60 lít 60 lít
Chai thủy tinh, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, tấm xơ ép, gỗ dán, nhựa đặc hoặc bao gói ngoài là thùng thưa bằng thép, nhôm, gỗ hoặc bao ngoài bằng giỏ mây 60 lít 60 lít 60 lít
a Chỉ áp dụng với các chất có độ nhớt lớn hơn 2680 mm2/s.b Thùng tròn: Bao gói hình trụ có đáy phẳng hoặc đáy lồi làm bằng kim loại, nhựa, gỗ dán hoặc các loại phù hợp khác. Nó cũng bao gồm các bao gói có hình dạng khác, ví dụ. bao gói tròn, thuôn hoặc dạng xô. Không bao gm thùng g (wooden barrel) và can (jerrican).c Can (Jerrican): bao gói bằng kim loại hoặc nhựa có mặt cắt ngang hình chữ nhật hoặc đa giác với một hoặc nhiều miệng nắp.
  1. Yêu cầu đóng gói loại P002
Đóng kiện Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)
Bao gói trong và vật liệu bao gói Bao gói ngoài và vật liệu bao gói Nhóm rất nguy hiểm (I) Nhóm nguy hiểm (II) Nhóm nguy hiểm thấp (III)
  Thùng tròn      
Thủy tinh          10 kg Thép 400 kg 400 kg 400 kg
Nhựa a              50 kg Nhôm 400 kg 400 kg 400 kg
Kim loại            50 kg Kim loại khác thép hoặc nhôm 400 kg 400 kg 400 kg
Giấy a,b,c            50 kg Nhựa 400 kg 400 kg 400 kg
Xơ ép a,b,c          50 kg Gỗ dán 400 kg 400 kg 400 kg
Xơ ép (fibre) 400 kg 400 kg 400 kg
Hộp
Thép 400 kg 400 kg 400 kg
Nhôm 400 kg 400 kg 400 kg
Kim loại khác thép hoặc nhôm 400 kg 400 kg 400 kg
Gỗ tự nhiên 250 kg 400 kg 400 kg
Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột 250 kg 400 kg 400 kg
Gỗ dán 250 kg 400 kg 400 kg
Gỗ tái chế 125 kg 400 kg 400 kg
Tấm xơ ép 125 kg 400 kg 400 kg
Nhựa mềm 60 kg 60 kg 60 kg
Nhựa cứng 250 kg 400 kg 400 kg
Can
Thép 120 kg 120 kg 120 kg
Nhôm 120 kg 120 kg 120 kg
Nhựa 120 kg 120 kg 120 kg
Đóng gói đơn
Thùng tròn
Thép 400 kg 400 kg 400 kg
Nhôm 400 kg 400 kg 400 kg
Kim loại khác thép hoặc nhôm 400 kg 400 kg 400 kg
Nhựa d 400 kg 400 kg 400 kg
Xơ ép d 400 kg 400 kg 400 kg
Gỗ dán d 400 kg 400 kg 400 kg
Can
Thép 120 kg 120 kg 120 kg
Nhôm 120 kg 120 kg 120 kg
Nhựa 120 kg 120 kg 120 kg
Hộp
Thép Không cho phép 400 kg 400 kg
Nhôm Không cho phép 400 kg 400 kg
Gỗ tự nhiên Không cho phép 400 kg 400 kg
Gỗ dán Không cho phép 400 kg 400 kg
Gỗ tái chế d Không cho phép 400 kg 400 kg
Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột d Không cho phép 400 kg 400 kg
Tấm xơ ép d Không cho phép 400 kg 400 kg
Nhựa cứng d Không cho phép 400 kg 400 kg
Túi
Túi d Không cho phép 50 kg 50 kg
Bao gói hỗn hp
Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, nhôm, gỗ dán, xơ ép hoặc nhựa. 400 kg 400 kg 400 kg
Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng thưa hoặc hộp bằng thép, nhôm, hộp gỗ, gỗ dán, tấm xơ ép, nhựa cứng. 75 kg 75 kg 75 kg
Chai thủy tinh, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, nhôm, tấm xơ ép hoặc thùng thưa bằng thép, nhôm hoặc hộp gỗ, giỏ đan, nhựa cứng, nhựa mềm. 75 kg 75 kg 75 kg
Bình chịu áp.
a bao gói trong có lớp chng lọt.

b bao gói trong không được sử dụng khi chứa chất có thể chuyển thành chất lỏng khi vận chuyển.

c bao gói trong không được sử dụng cho chất đóng gói nhóm I.

d Đóng gói không được sử dụng cho chất có thể thành chất lỏng khi vận chuyển

  1. Yêu cầu đóng gói loại P003

Hàng hóa nguy hiểm phải được đặt trong bao gói bên ngoài phù hợp. Phải sử dụng các bao gói bên ngoài làm bằng vật liệu thích hợp, có độ bền và thiết kế phù hợp với khả năng đóng gói và mục đích sử dụng của nó. Trường hợp yêu cầu đóng gói này được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm hoặc các bao gói bên trong của bao gói hỗn hợp, bao gói phải được thiết kế và kết cấu để ngăn ngừa việc đổ hàng trong điều kiện vận chuyển bình thường.

  1. Yêu cầu đóng gói loại P004

Yêu cầu áp dụng cho UN 3473, 3476, 3477, 3478 và 3479.

Đóng gói cho các thùng tròn, hộp, bình đối với các hộp pin nhiên liệu, các hộp pin nhiên liệu được đóng gói với thiết bị hoặc chứa trong thiết bị.

  1. Yêu cầu đóng gói loại P010
Bao gói trong Bao gói ngoài Khối lượng tối đa
Thủy tinh 1 l Thùng tròn
Thép 40 l Thép 400 kg
Nhựa 400 kg
Gỗ dán 400 kg
Xơ ép 400 kg
Hộp
Thép 400 kg
Gỗ tự nhiên 400 kg
Gỗ dán 400 kg
Gỗ hoàn nguyên 400 kg
Ván xơ ép 400 kg
Nhựa giãn nở 60 kg
Nhựa rắn 400 kg
Bao gói đơn Khối lượng tối đa
Thùng tròn
thép, đầu không tháo rời 450 l
Bình chứa
thép, đầu không tháo rời 60 l
Bao gói hỗn hp
Bình nhựa trong các thùng tròn bằng thép 250 l
Bình chịu áp bằng thép

 

Bình luận

Tel: 090306 3599