Đóng menu x

Thành lập Bộ phận quản lý chất thải y tế và phân công trách nhiệm

Thành lập Bộ phận quản lý chất thải y tế và phân công trách nhiệm

Thành lập Bộ phận quản lý chất thải y tế và phân công trách nhiệm- Tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất thải y tế cho cán bộ chuyên trách

Thành lập Bộ phận quản lý chất thải y tế và phân công trách nhiệm

Việc thành lập Bộ phận quản lý chất thải y tế và phân công trách nhiệm nhằm mục đích trả lời câu hỏi: Ai, sẽ làm gì trong công tác quản lý chất thải y tế?

1. Thành lập Bộ phận quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là một phần rất quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó các nhân viên của Khoa KSNK có thể là những người chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch quản lý chất thải y tế. Tại các cơ sở y tế lớn, nơi phát sinh lượng lớn chất thải y tế, nên thành lập riêng Bộ phận quản lý chất thải y tế.

Bộ phận quản lý chất thải y tế có thể bao gồm những thành phần sau:

– Giám đốc hoặc thủ trưởng cơ sở y tế;

– Cán bộ quản lý chất thải y tế;

– Đại diện của khoa KSNK, phòng Hành chính quản trị, phòng Điều dưỡng, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; Phòng Tài chính kế toán, Phòng Vật tư thiết bị Y tế,.. và các bộ phận liên quan khác.

Giám đốc cơ sở y tế cần giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bằng văn bản. Văn bản giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Bộ phận quản lý chất thải y tế. Đặc biệt, nên chỉ định một cán bộ làm cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế và sẽ là người chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động lập kế hoạch, quản lý, theo dõi, giám sát kiểm tra chất thải y tế hàng ngày. Tại các cơ sở y tế nhỏ, phương án hợp lý nhất là chỉ định một thành viên trong Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất thải y tế.

2. Phân công trách nhiệm

Tuỳ theo qui mô và đặc trưng của mỗi bệnh viện, mỗi thành viên của Bộ phận quản lý chất thải y tế có thể đảm nhiệm một hoặc nhiều công việc trong tổ chức quản lý.

Trách nhiệm của Giám đốc/Thủ trưởng cơ sở y tế:

– Chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ công tác quản lý chất thải y tế;

– Tổ chức, chỉ đạo thực hiện;

– Đầu tư kinh phí, đảm bảo nhân lực, phương tiện, thiết bị….

Trách nhiệm của cán bộ quản lý chất thải y tế:

– Chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch quản lý chất thải y tế;

– Giám sát, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động: Phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế;

– Đào tạo đội ngũ nhân viên và truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế của mình;

– Chuẩn bị các biện pháp an toàn và phòng ngừa sự cố;

– Định kỳ tổng hợp số liệu và báo cáo giám đốc về thực trạng quản lý chất thải y tế.

Trách nhiệm của các trưởng Khoa, phòng:

– Làm đầu mối phối hợp với cán bộ quản lý chất thải y tế để giám sát các khoa, phòng liên quan thực hiện các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế đúng theo qui định.

Trách nhiệm của Khoa KSNK, phòng Điều dưỡng:

– Tham gia xây dựng các quy định, quy trình quản lý chất thải y tế;

– Phối hợp với bộ phận/cán bộ quản lý CTYT để tổ chức các khoá đào tạo cho các nhân viên trong cơ sở y tế về quản lý chất thải y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn;

– Quản lý các trang thiết bị, vật tư, hoá chất,. liên quan đến quản lý chất thải y tế.

Trách nhiệm chính của phòng Hành chính – Quản trị:

– Ký hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải bên ngoài;

– Vận hành và theo dõi hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hàng ngày;

– Lập báo cáo quan trắc môi trường định kì.

Trách nhiệm của nhân viên y tế, hộ lý-y công:

– Tuân thủ, hỗ trợ việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế.

– Tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế.
Trách nhiệm của nhân viên vận hành

– Vận hành và theo dõi hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hàng ngày.

– Phối hợp lập báo cáo quan trắc môi trường định kì.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599