Đóng menu x

Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm

Biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm

Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm

Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm cùng với triển khai, thực hiện biện pháp nằm trong điều 7 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. (Theo điều 3 Luật số 84/2015/QH13). Cách nhận diện và đánh giá yếu tố nguy hiểm được quy định tại điều 5 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại:

1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

3. Việc kiểm tra biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

a) Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;

b) Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;

c) Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

d) Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

đ) Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

e) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.

4. Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

a) Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

b) Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.

Việc thực hiện và đánh giá biện pháp phòng chống yếu tố nguy hiểm giúp tổ chức phòng chống tai nạn lao động và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp. Từ đó đảm bảo an toàn cho người lao động và tránh mất mát về người và của.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599