Đóng menu x

Tại sao phải lập Kế hoạch Ứng phó sự cố Môi trường?

Tại sao phải lập Kế hoạch Ứng phó sự cố Môi trường?

Kế hoạch Ứng phó sự cố Môi trường là thủ tục văn bản được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình hiện thực, các tình huống giả định có thể xảy ra. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa và hành động cụ thể, hiệu quả và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường.

Ứng phó sự cố Môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách. Hiện trạng xuống cấp từ môi trường bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải nhận diện các mối rủi ro và lập kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp.

Dưới đây là những lý do chính bắt buộc doanh nghiệp phải lập Kế hoạch Ứng phó sự cố Môi trường:

Theo yêu cầu của Pháp luật:

Kế hoạch Ứng phó sự cố Môi trường đã được đưa vào Khoản 1, Điều 108, Mục 3, Luật bảo vệ Môi trường 2014. Cụ thể:
Điểm c khoản 1 Điều 108: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

Khoản 1 Điều 110: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

Điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT: Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khu công nghiệp: Chương trình quản lý và giám sát môi trường của khu công nghiệp phải bao gồm kế hoạch tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường;

Và nhiều điều khoản khác như các quy định về quy hoạch BVMT; đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); đánh giá tác động môi trường (ĐTM); phương án BVMT, quản lý chất thải,…

Quy định trong vấn đề xử phạt:

Bên cạnh yêu cầu pháp luật về lập Kế hoạch Ứng phó sự cố Môi trường, Nhà nước cũng đưa ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp nào không thực hiện đúng quy định. Nội dung được nêu trong Nghị định 155/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Điểm đ) Khoản 4 Điều 12: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung; không có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định;

Điểm c) khoản 2 điều 34: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định;

Điểm đ) khoản 2 điều 34: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

Theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015:

ISO 14001:2015 Hệ thống quản lý môi trường, điều khoản

7. Hỗ trợ quy định về đào tạo: Nguồn lực (7.1) và Năng lực (7.2)

8.2 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp

Ngoài ra, còn nhiều lý do khác như giúp tổ chức kiểm soát nhà thầu tốt hơn; giảm thiểu sự cố môi trường, tổn thất tài sản,…

Hiện tại, Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường đang tổ chức các Khóa học về Ứng phó sự cố Môi trườngVui lòng liên hệ để được tư vấn tốt hơn:

  • 1900 0340 – www.ungphosuco.vn

 

Bình luận

Tel: 090306 3599