Kỹ thuật xác định nồng độ bụi Bông
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi Bông được quy định tại QCVN 02 : 2019/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.QCVN 02 : 2019/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vệ sinh lao động biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 02/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QCVN 02 : 2019/BYT này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cơ quan, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh bụi tại nơi làm việc và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi Bông được qui định tại phụ lục 6 như sau:
Nguyên tắc
Không khí được hút vào đầu lấy mẫu có gắn cát-xét chứa giấy lọc bằng một bơm hút, đầu lấy mẫu là tấm sàng thẳng đứng tạo ra dòng khí lớp mỏng chậm tương đương tốc độ rơi của phân tử bụi ở điểm cuối trên của giải hô hấp. Các phân tử với tốc độ rơi lớn hơn tốc độ rơi này như sợi xơ vải, bụi bông bay và các loại bụi có đường kính khí động lớn hơn 15micromet và tỷ trọng bằng 1 sẽ không đi tới giấy lọc và sẽ không được lấy mẫu. Mẫu thu thập sẽ bao gồm bụi bông mịn, một phần bụi lơ lửng (có khả năng đọng trong khí – phế quản và phế nang). Cân giấy lọc trước và sau lấy mẫu, dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính nồng độ bụi bông trong không khí, đơn vị tính mg/m3.
Vị trí lấy mẫu
Lấy mẫu tại các vị trí người lao động làm việc. Đầu thu mẫu bụi phải được đặt ở ngang tầm mũi và miệng (vùng hô hấp) của công nhân. Các mẫu trong khu vực làm việc được lấy trong giai đoạn làm việc bình thường.
Dụng cụ lấy mẫu
- Máy lấy mẫu
Máy lấy mẫu bao gồm bơm hút và tấm sàng thẳng đứng. Lưu lượng khi được kiểm soát ở 7,4 ± 0,2 lít/phút bằng một lỗ giới hạn đòi hỏi áp suất chân không trên 14inchHg (35cmHg).
Tấm sàng thẳng đứng phải được làm sạch và bơm hút phải được kiểm tra trước khi lấy mẫu.
- Bầu lọc
Sử dụng cát-xét 3 mảnh, đường kính 37mm, làm bằng polystyrene để chứa giấy lọc. Để đảm bảo gắn kín 3 mảnh của cát-xét, giữa phần trung tâm và 2 phần đáy của cát-xét được gắn bằng một vòng băng (băng này bằng xenlulo màu trắng đục, co giãn được) để tăng liên kết.
- Giấy lọc và tấm đệm
Giấy lọc màng được sử dụng là giấy PVC, teflon, este cellulose… đường kính 37mm. Tấm đệm (thường được gọi là tấm đáy) phải được đặt ở dưới giấy lọc trong cát-xét.
- Cân
Sử dụng cân có độ nhạy tối thiểu 0,01 mg.
Tiến hành
- Chuẩn bị thiết bị lấy mẫu
Máy lấy mẫu được chuẩn ở phòng thí nghiệm trước khi đi sử dụng ở hiện trường.
– Chuẩn máy lấy mẫu đạt lưu lượng 7,4 ± 0,2 lít/phút
– Chuẩn lỗ giới hạn với hệ thống chuỗi lấy mẫu như sau:
– Đo thử nghiệm mức ẩm: Kiểm tra mức nước, điều chỉnh thử điểm chuẩn ở mặt trái đồng hồ đo, nếu mức nước thấp, thêm nước ấm hơn nhiệt độ phòng 1-2°F (0,5-1°C) tới khi đến điểm chuẩn. Điều chỉnh đồng hồ 30 phút trước khi chuẩn.
-Đặt giấy lọc màng PVC vào cát-xét lọc.
-Lắp chuỗi lấy mẫu chuẩn.
-Nối đồng hồ thử độ ẩm vào chuỗi lấy mẫu, kim trên đồng hồ chạy theo chiều kim đồng hồ và giảm áp không được hơn 1inch (2,54cm) nước chỉ thị.
-Cho hệ thống hoạt động 10 phút trước khi bắt đầu chuẩn.
-Kiểm tra màng bơm trên bơm để đảm bảo sự giảm áp ở áp kế.
– Ghi chép các số liệu chuẩn.
+ Đọc vạch đo thử nghiệm ẩm bắt đầu và kết thúc.
+ Thời gian gối bắt đầu và kết thúc (tối thiểu 2 phút), giảm áp ở áp kế.
+ Nhiệt độ không khí.
+ Áp suất trên Baromet.
+ Số lỗ giới hạn.
-Tính lưu lượng và so sánh dựa vào lưu lượng chuẩn 7,4 ± 0,2 lít/phút.
-Ghi tên người chuẩn, ngày, tháng, số sêri của đồng hồ đo thử nghiệm ẩm và số lỗ giới hạn dùng đề chuẩn.
- Chuẩn bị mẫu tại phòng thí nghiệm
Lập bảng số liệu lấy mẫu bao gồm:
– Ngày lấy mẫu.
– Thời gian lấy mẫu.
– Vị trí lấy mẫu.
– Số sêri của máy lấy mẫu.
– Số cát-xét.
– Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc lấy mẫu và khoảng thời gian lấy mẫu.
– Trọng lượng giấy lọc trước và sau lấy mẫu.
– Trọng lượng bụi thu được (đã điều chỉnh với các mẫu chứng).
– Nồng độ bụi đo được.
– Các thông tin chủ yếu khác.
– Tên người lấy mẫu.
- Lắp ráp cát-xét lọc:
– Tháo cát-xét 3 mảnh.
– Đánh số vào cát-xét ở mảnh đỉnh và mảnh đáy.
– Đặt tấm đệm vào đáy cát-xét.
– Cân giấy lọc. Trước khi cân, giấy lọc đặt trong bao kỹ thuật được sấy ở nhiệt độ 50°Ctrong 2 giờ. Với một số loại giấy lọc đặc biệt, không hút ẩm thì không cần sấy giấy lọc (trước và sau lấy mẫu) nhưng phải để trong buồng cân 24 giờ trước khi cân.
– Đặt giấy lọc vào cát-xét.
– Ghi trọng lượng giấy lọc vào sổ, ghi số trên cát-xét.
– Lắp cát-xét đầy đủ, dùng lực tay để ép chặt các phần của cát-xét với nhau.
– Đậy nút vào đáy và đỉnh của cát-xét.
– Đặt giải băng co giãn vào cát-xét, che phủ khớp nối giữa phần trung tâm và 2 phần kia của cát-xét.
– Chờ dải băng co giãn khô, để cát-xét trong hộp đựng mẫu.
- Lấy mẫu tại hiện trường:
– Vệ sinh sạch bên ngoài mô tơ, tấm sàng và màng van đáp ứng.
– Lắp bộ sàng thẳng đứng tại vị trí lấy mẫu đã chọn với chiều cao đầu vào là 1,5-1,8 m cách sàn nhà xưởng (ngang tầm hô hấp).
– Tháo phần đỉnh của cát-xét.
– Lắp cát-xét vào vòng sắt đệm của bộ sàng, vòng cát-xét ngập vào vòng sắt đệm là 2,54cm sẽ làm cho cát-xét hoặc vật liệu tương tự kín khít.
– Tháo nút đáy của cát-xét và lắp với ống dẫn có chứa lỗ giới hạn.
– Chạy bơm của bộ sàng và kiểm tra áp lực chân không đọc được đảm bảo 14inchHg (35cmHg).
– Ghi thời gian bắt đầu chạy, số cát-xét và số máy lấy mẫu.
– Kết thúc thời gian lấy mẫu, tắt bơm và ghi thời gian.
– Mẫu chứng: Với mỗi lô giấy lọc (10 mẫu bụi) cần có 2 mẫu thêm để làm mẫu chứng.Các mẫu chứng này được đem ra hiện trường nhưng không lấy mẫu. Các giấy lọc chứng này được cân như giấy lọc thu bụi.
- Đóng gói
Các cát-xét đã thu bụi cùng với các mẫu chứng đã được đánh số phù hợp được vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích.
- Cân mẫu
– Tháo vòng băng co giãn.
– Tháo mảnh đỉnh cát-xét và nút đáy. Tháo giấy lọc ra khỏi cát-xét đặt trong bao kỹ thuật.
– Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ. Cân giấy lọc. Ghi trọng lượng giấy lọc đã lấy mẫu.
Tính kết quả
- Tính giá trị hiệu chỉnh K:
Các loại giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm. Để tránh sai số do nhiệt độ, độ ẩm gây ra cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh K. Giá trị này được tính từ mẫu chứng:
Trong đó:
– P1s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg).
– P1t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg).
– P2s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg).
– P2t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 trước lấy mẫu (mg).
– Pns: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n sau lấy mẫu (mg).
– Pnt: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n trước lấy mẫu (mg).
Giá trị K có thể > 0 hoặc < 0.
– Nếu K > 0 thì trọng lượng bụi phải trừ đi K.
– Nếu K < 0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K.
- Tính nồng độ bụi bông:
Nồng độ bụi bông trong không khí được tính theo công thức sau:
Trong đó:
– C: Nồng độ bụi bông (mg/m3).
– P’: Trọng lượng giấy lọc sau khi lấy mẫu (mg).
– P: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu (mg).
– K: Giá trị hiệu chỉnh mẫu
– 1000: Hệ số qui đổi từ đơn vị lít ra đơn vị m3.
– V: Thể tích không khí đã lấy mẫu = Thời gian (phút) x Lưu lượng (lít/phút).
Chú ý: V phải tính theo điều kiện tiêu chuẩn:
Trong đó:
– Vo: Thể tích không khí quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít).
– V: Thể tích không khí đã lấy mẫu (lít).
– P: Áp suất không khí tại vị trí lấy mẫu, đo trong thời gian lấy mẫu (mmHg).
– T°: Nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu (°C).
– 760: Áp suất không khí tại điều kiện tiêu chuẩn (mmHg).
Tham khảo thêm tại:https://www.youtube.com/watch?v=JO48C_nbrrQ
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận