Đóng menu x

Đánh giá rủi ro và đánh giá định lượng rủi ro

Đánh giá rủi ro và đánh giá định lượng rủi ro

Đánh giá rủi ro và đánh giá định lượng rủi ro được ghi rõ trong QCVN 11 : 2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012.

Rủi ro: Là sự kết hợp khả năng xảy ra các sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng.

Mức rủi ro: Là khả năng xảy ra tử vong cá nhân do rủi ro trong các hoạt động hoặc công trình gây ra. Ví dụ mức rủi ro 1.00E-0 là khả năng xảy ra rủi ro tử vong 1 người/năm.

Đánh giá rủi ro: Là việc nhận diện, xác định các rủi ro tiềm tàng là cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.

 Đánh giá định lượng rủi ro: Là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

Đánh giá định lượng rủi ro (QRA)

Phương pháp đánh giá định lượng sử dụng các giá trị được biểu diễn bằng các con số (thay vì là các mức độ / quy mô được mô tả bằng lời trong phương pháp đánh giá định tính) đối với cả hai đại lượng là mức độ nghiêm trọng của hậu quả và xác suất xảy ra sự cố, sử dụng các số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Chất lượng của việc đánh giá phụ thuộc vào mức độ chính xác và mức độ hoàn chỉnh của các giá trị được lượng hóa sử dụng trong đánh giá.

Mức độ hậu quả có thể được ước lượng bằng cách mô hình hóa hậu quả của một hoặc nhiều sự cố, hoặc bằng cách phân tích dữ liệu của các công trình nghiên cứu hoặc các số liệu trong quá khứ. Mức độ thiệt hại của hậu quả có thể được thể hiện bằng số tiền, bằng các tiêu chuẩn về con người hoặc thiết bị công nghệ. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng đến hai giá trị biểu diễn bằng con số để xác định hậu quả đối với các thời điểm, địa điểm, nhóm công việc hoặc tình huống khác nhau.

Khả năng xảy ra sự cố thường được thể hiện bằng xác suất, tần suất xảy ra sự cố, hoặc có thể kết hợp giữa yếu tố xác suất và mức độ phơi nhiễm/ tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm.

Quy chuẩn QCVN 11 : 2012/BCT quy định về mức rủi ro chấp nhận được đối với con người trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: Là mức rủi ro thấp đến mức việc giảm rủi ro không có ý nghĩa về mặt an toàn.

 

Bình luận

Tel: 090306 3599