Các văn bản pháp luật về quan trắc môi trường trong tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất thải y tế cho cán bộ chuyên trách
Các văn bản pháp luật về quan trắc môi trường- Tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất thải y tế cho cán bộ chuyên trách
Các văn bản pháp luật về quan trắc môi trường
1. Hướng dẫn chung về quan trắc môi trường
– Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014:
+ Điều 142. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm của bệnh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;
+ Điều 121. Hoạt động quan trắc môi trường: Cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc chất phát thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường;
+ Điều 125. Trách nhiệm quan trắc môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường; Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Điều 126. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường: Tổ chức có đủ kỹ thuật viên về chuyên ngành quan trắc môi trường và trang bị kỹ thuật cần thiết được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.
– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường: Chương 4 – đánh giá tác động môi trường;
– Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
– Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện: quy định về quan trắc chất thải rắn, nước thải y tế, môi trường không khí xung quanh và khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;
– Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường- Quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường (QA/QC).
2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường
– Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ban hành QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại: một CTNH sau khi được xử lý mà tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều dưới một trong hai ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) hoặc nồng độ ngâm chiết (Ctc) thì không còn là CTNH và không phải quản lý theo các quy định đối với CTNH;
– Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành QCVN06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
– Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường -Ban hành QCVN 05:2013/BTNMT- Chất lượng không khí xung quanh;
– Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
– Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ban hành QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;
– Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ TNMT ban hành QCVN 50:2013/BTNM – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
– Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học & Công nghệ, ban hành QCVN 06:2010/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ – Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;
– Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường- Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3. Quy chuẩn và tiêu chuẩn về thiết kế hoặc tính năng kỹ thuật của công trình và thiết bị xử lý chất thải
– Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ban hành QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế;
– Thông tư 57/2013/TT-BTNMT ngày 31/12/2013 của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ban hành QCVN 55: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm;
– Quyết định số 27/2004/QĐ-BXD ngày 09/11/2004 của Bộ Xây dựng, ban hành TCXDVN 320-2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế”.
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận