Đóng menu x

Yêu cầu về bác sĩ phụ trách tại cơ sở sản xuất

Yêu cầu về bác sĩ phụ trách tại cơ sở sản xuất

Yêu cầu về bác sĩ phụ trách tại cơ sở sản xuất

Doanh nghiệp hỏiQuy định về việc phải có bác sỹ tại cơ sở sản xuất là phức tạp vì:

– Cơ bản bộ phận y tế tại doanh nghiệp chỉ thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ thực hiện sơ cứu. Trường hợp nặng thì chuyển lên bệnh viện để kịp thời điều trị.

– Tất cả NLĐ đã tham gia BHYT để được chăm sóc sức khỏe từ cấp cơ sở đến cấp TW.

-> Lãng phí và không cần thiết. Với công ty có trên 300 người thì phải có 1 bác sỹ, 1 nhân viên chăm sóc sức khỏe thường trực, hoặc ký hợp đồng với cơ sở y tế gần nhất nhưng cơ bản chỉ có thể thực hiện được chăm sóc sức khỏe ban đầu và sơ cứu tại công ty, còn lại là không phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý nhà nước trả lời

– Bộ phận y tế có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, quản lý sức khỏe của người lao động, trong quá trình lao động sản xuất.

– Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định yêu cầu bác sỹ tại cơ sở lao động đối với: (i) cơ sở sản xuất trong các ngành nghề có nguy cơ (chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng) với quy mô từ 300-500 NLĐ; và (ii) cơ sở sản xuất thông thường với quy mô trên 1000 NLĐ. Những ngành nghề nêu trên là những ngành nghề có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Việc quy định có bác sỹ đối với những ngành nghề này nhằm đảm bảo cho người lao động được chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách toàn diện và đảm bảo cho người lao động trên cơ sở yêu cầu trình độ bác sỹ tại cơ sở lao động:

+ Sàng lọc, đọc và hiểu được các xét nghiệm có liên quan đến yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp (thực hiện theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT) để tư vấn sắp xếp vị trí lao động của người lao động phù hợp và là điều kiện để xác định bệnh nghề nghiệp mà NLĐ sau này nếu mắc phải.

+ Theo dõi rà soát các hồ sơ sức khỏe của người lao động thông qua các kết quả khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện sớm, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp, và các xét nghiệm để tư vấn cho người sử dụng lao động bố trí sắp xếp lao động trong cơ sở lao động cho phù hợp. Tránh trường hợp để những người đã có các kết quả xét nghiệm mắc bệnh nghề nghiệp phải tiếp tục làm việc trong môi trường có yếu tố có hại, làm cho bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển nặng hơn.

+ Ngoài ra thông qua hoạt động chuyên trách và chỉ đạo chung về y tế của cơ sở lao động, bác sỹ còn tham gia quản lý và điều hành hoạt động chung của cán bộ y tế trong cơ sở lao động, hoạt động sơ cứu, cấp cứu, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp (đưa ra danh sách các trường hợp sức khỏe yếu, tuổi nghề cao, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám bệnh nghề nghiệp, giám định bệnh nghề nghiệp hoặc được điều trị, phục hồi chức năng lao động,…).

+ Đưa ra các lời khuyên và tư vấn sắp xếp vị trí làm việc phù hợp đối với các trường hợp, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi bình phục quay lại vị trí làm việc.

+ Bác sỹ tham gia điều tra bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp khi có yêu cầu.

– Việc quy định về cán bộ y tế, bác sỹ tại các cơ sở lao động không phải là những quy định mới được đưa ra mà đã được thực hiện từ năm 1998 tại Thông tư Liên tịch số 14/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN và Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT/BLĐTBXH-BYT. Trên cơ sở đó các quy định được rà soát và tiếp tục đưa và quy định trong Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

– Các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề này đã được rà soát (trong nước và quốc tế) và tập trung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và đã được chia nhóm có nguy cơ cao và nhóm ít nguy cơ.

– Ngoài ra quy định hiện hành cũng đã cho phép ký hợp đồng với các CSYT để đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, không quy định cứng phải có nhân lực về y tế thường trực tại cơ sở sản xuất.

Link tham khảo: https://vihema.gov.vn


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
↪TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG↩
🌍 Website: https://ungphosuco.vn/
☎ 028 73022200 – 090 306 3599 (Ms.Vân) – 093 200 9212 (Mr. Thoại)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
🏫 Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh CỐ MÔI TRƯỜNG 💼💼

 

Bình luận

Tel: 090306 3599