Đóng menu x

CHI PHÍ ĐIỀU TRA BỆNH NGHỀ NGHIỆP DO AI THANH TOÁN?

CHI PHÍ ĐIỀU TRA BỆNH NGHỀ NGHIỆP DO AI THANH TOÁN?

Các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp

Tại Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;

c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;

d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;

đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;

2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;

b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.

Theo đó điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

– Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

– Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp.

– Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động.

– Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động.

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp.

Chi phí điều tra bệnh nghề nghiệp do ai thanh toán

Tại Điều 20 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về Bảo đảm kinh phí hoạt động đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp

1. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thành lập thì Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra thành lập thì kinh phí hoạt động của Đoàn điều tra do tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra chi trả.

Theo quy định thì kinh phí hoạt động của Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp sẽ do tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra chi trả.

Như vậy, nếu công ty yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp của người lao động thì công ty phải chi trả các chi phí điều tra, người lao động không cần phải thanh toán thêm khoản phí nào.

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động

Tại khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;

d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;

g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

******

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG – ESE

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 010 140  (Ms.Phụng) – doanphung@ungphosuco.vn

Bình luận

Tel: 090306 3599