Quy trình ứng phó khẩn cấp khi xảy ra sự cố tai nạn té ngã trên cao
1. Xác định tình huống, địa điểm xảy ra sự cố tai nạn té ngã trên cao
- Xác định các dạng sự cố tai nạn té ngã trên cao: Tai nạn ngã cao có thể do say nóng, say nắng hoặc té ngã do trượt chân tại nơi làm việc trên thang, giàn giáo, cầu tháp, mái nhà…
- Địa điểm xảy ra: Các văn phòng làm việc, kho tàng, công trường.
2. Biện pháp thực hiện
a) Khi sự cố tai nạn té ngã trên cao xảy ra:
- Khi có sự cố tai nạn té ngã trên cao xảy ra, bất kỳ người nào phát hiện đều phải hô lớn để mọi người biết.
- Thực hiện thông báo ngay cho trưởng bộ phận, trưởng đơn vị.
- Khi có Tai nạn lao động xảy ra phải kịp thời sơ cứu, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và thực hiện đầy đủ chính sách đối với người bị nạn. Báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền để xử lý tiếp (Thực hiện theo quy trình khai báo, điều tra Tai nạn lao động của Công ty)
- Kết thúc sự cố Trưởng đơn vị phải tổ chức cuộc họp với tất cả Cán bộ Công nhân viên tham gia công việc, phân tích nguyên nhân, đánh giá quá trình xử lý sự cố nhằm đưa ra biện pháp khắc phục các sự cố tương tự phát sinh, đồng thời cải tiến phương án chuẩn bị và đáp ứng sự cố khẩn cấp để tăng tính hiệu quả.
- Sử dụng các phương tiện sẵn có để cấp cứu, cứu nạn và tìm kiếm nạn nhân. Trong trường hợp có nhiều nạn nhân thì phải thông báo ngay cho đội cấp cứu y tế chuyên nghiệp, số điện thoại 115.
- Trưởng đơn vị, trưởng bộ phận hoặc người có trách nhiệm thay thế phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trượng nơi xảy ra sự cố để phục vụ công tác điều tra.
b) Công tác phòng ngừa sự cố tai nạn té ngã trên cao
- Thực hiện nghiêm quy chế quản lý an toàn, các quy trình an toàn Công ty đã ban hành và các văn bản pháp quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.
- Trụ sở cơ quan, các công trường đều phải được trang bị túi thuốc y tế sơ cứu, băng cán cứu thương.
- Huấn luyện sơ cấp cứu.
- Huấn luyện ứng cứu tình huống khẩn cấp cho Cán bộ công nhân viên.
c) Thực hiện báo cáo:
- Trưởng đơn vị phải thực hiện báo cáo chi tiết trình đại diện lãnh đạo.
3. Thời gian
- Trong suốt quá trình làm việc.
- Khi tai nạn lao động xảy ra.
4. Tổ chức, cá nhân phụ trách
- Ban chỉ huy phòng chống sự cố, thiên tai Công ty và các công trường.
- Đội trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường
Nếu quý vị muốn huấn luyện An toàn khi làm việc trên cao hoặc cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường
Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Xem thêm các khóa học về An toàn – Môi trường : TẠI ĐÂY
Bình luận