Đóng menu x

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường càng chi tiết, đầy đủ thì càng giúp cho công tác phòng ngừa và ứng phó khắc phục càng hiệu quả.

  1. Xác định nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động

– Xác định nguy cơ xảy ra các sự cố trong các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (tràn, đổ, cháy, nổ, rò rỉ, thiên tai…).

– Xác định nguy cơ xảy ra các sự cố trong các hoạt động xử lý nước thải, xử lý khí thải, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (tràn, đổ, cháy, nổ, rò rỉ, thiên tai…).

– Dự báo phạm vi, mức độ ảnh hưởng của từng nguy cơ.

  1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

– Phương án kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế và danh sách các thiết bị tại các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

– Các biện pháp phòng ngừa đối với từng nguy cơ xảy ra sự cố môi trường đã xác định

– Phương án sắp xếp vị trí của các khu vực sản xuất của cơ sở nhằm giảm mức độ ảnh hưởng tiêu cực khi sự cố xảy ra.

– Phương án đảm bảo nguồn lực (nhân lực, vật tư, trang thiết bị, tài chính) của cơ sở để sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

– Cơ chế phối hợp và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

– Các biện pháp cảnh báo, báo động, đảm bảo an ninh và bố trí giao thông để phòng ngừa và ứng phó sự cố tại cơ sở.

– Phương án đào tạo, tập huấn, diễn tập, phổ biến thông tin về phòng ngừa, ứng phó sự cố cho các cán bộ, công nhân viên của cơ sở và tổ chức, cá nhân có liên quan bên ngoài cơ sở.

– Quy trình ứng phó đối với các tình huống xảy ra sự cố môi trường tại cơ sở (các biện pháp khẩn cấp, ưu tiên; phương thức báo động, thông báo, sơ tán và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị ứng phó…).

  1. Các thông tin, tài liệu liên quan

– Các thông tin kỹ thuật liên quan tới hàng hóa, hóa chất hoặc chất ô nhiễm phát sinh do sự cố môi trường.

– Danh mục và các thông tin kỹ thuật của các trang thiết bị, phương tiện, vật tư… ứng phó sự cố của cơ sở.

– Danh mục và các thông tin về các trang thiết bị, phương tiện, vật tư… ứng phó sự cố của các đơn vị lân cận cơ sở, nếu có.

– Bản đồ/sơ đồ tổng thể của cơ sở trong đó bao gồm vị trí của các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố; các khu vực nhạy cảm (ví dụ khu vực dân cư lân cận…); các vị trí sơ tán khi sự cố xảy ra; các vị trí bố trí trang thiết bị, vật tư ứng phó sự cố; hệ thống giao thông khi ứng phó sự cố.

– Tài liệu, thông tin về các cơ sở, công trình lân cận.

– Danh sách liên lạc nội bộ và các đơn vị liên quan tới công tác ứng phó sự cố tại địa phương (Công an tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường; Phòng cháy chữa cháy; Bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất; Đơn vị quân đội…).

– Sơ đồ tổ chức, chức năng và trách nhiệm cụ thể của lực lượng ứng phó sự cố tại cơ sở và thông tin liên lạc kèm theo.

Phụ lục

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết (nếu có).

– Các loại hồ sơ, thủ tục môi trường khác (nếu có).

– Chứng chỉ/chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường của đơn vị tiến hành thi công/xây dựng hạ tầng (nếu có).

– Hợp đồng thi công, xây lắp (chỉ cần phần nội dung liên quan đến môi trường).

– Bản sao giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (nếu có).

– Bản sao biên bản kiểm tra hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (đối với đối tượng có Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt).

– Bản sao hợp đồng xử lý, chuyển giao nước thải (nếu có).

– Bản sao hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (nếu có).

– Sơ đồ/bản vẽ mặt bằng tổng thể, hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải; bản vẽ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường.

– Các tài liệu liên quan khác.

Xem thêm: Tại đây

Bình luận

Tel: 090306 3599