Quy trình ứng phó các tình huống khẩn cấp
1. Định nghĩa
- Tình huống khẩn cấp là tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, chết người, mất mát hư hỏng nặng tài sản và gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường, các tình huống này có thể là cháy, nổ, đâm va, sập công trình, tràn dầu/hóa chất, bão lụt, sóng thần, mất tích, bị thương nặng, chết người… hoặc tập hợp của hai hay nhiều các biến cố kể trên. Tình huống khẩn cấp nếu không nhanh chóng đặt dưới sự kiểm soát có thể phát triển thành những thảm họa, thiệt hại khó có thể lường trước được.
- Thuật ngữ:+ PCBL, ƯCSC, TKCN, PCCC: Phòng chống bão lụt, ứng cứu sự cố, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy.+ ATCL: Phòng Quản lý An toàn – Chất lượng+ HCNS: Phòng Hành chính Nhân sự+ DVKT: Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
2. Quy trình
a) Phân loại các tình huống khẩn cấp:
- Cấp 1: Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường.
- Cấp 2: Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô trung bình gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường.
- Cấp 3: Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô lớn gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng thiệt hại toàn bộ công trình. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn do không kiểm soát được và có xu hướng xấu đi nghiêm trọng.
b) Liệt kê các dạng sự cố có thể xảy ra:
- Bệnh tật, thương tích, tai nạn của nhân viên.
- Người bị mất tích.
- Nhân viên bị chết.
- Sự cố hoá chất độc hại
- Sự cố cháy nổ
- Thiên tai lụt lội
- Sóng thần
- Động đất
- Khủng bố phá hoại
- Các tình huống khác có thể gây thiệt hại lớn về người, tài sản và môi trường.
c) Trình tự ưu tiên trong công tác ứng cứu sự cố:
- An toàn cho tính mạng
- An toàn cho tài sản
- An toàn cho môi trường
d) Sơ đồ tổ chức
e) Thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp
Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp tại bất kỳ bộ phận nào, Đội trưởng, Đội phó hoặc người phát hiện sự cố phải báo cáo ngay về Ban chỉ huy PCBL, ƯCSC,TKCN,PCCC qua các số điện thoại khẩn cấp trong Danh sách liên lạc trong tình huống khẩn cấp và xin chỉ đạo, đồng thời thông tin ngay cho Đội bảo vệ tại công trường.
Trường hợp có sự cố cháy nổ, các nhân sự có trách nhiệm phải liên lạc ngay với Đội PCCC (Điện thoại 114) trước khi liên lạc về Công ty.
Trong tất cả các trường hợp, việc đảm bảo an toàn sinh mạng cho con người phải luôn được đặt lên hàng đầu. Phải ưu tiên cho việc tổ chức tìm cứu người bị nạn.
f) Trách nhiệm của các bộ phận trong tình huống khẩn cấp
- Trách nhiệm của Ban chỉ huy PCBL,ƯCSC, TKCN, PCCC
+ Là đầu mối tiếp nhận mọi thông tin về PCBL, ƯCSC, TKCN,
+ Huy động nhân lực, vật lực của Công ty để đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Xây dựng các phương án thựuc hiện khi có sự cố, đào tạo nhân lực xử lý tình huống và phối hợp cùng với các đơn vị chức năng tại địa phương thực hiện công tác xử lý sự cố.
+ Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo bất thường về bộ phận chuyên trách của Tổng Công ty
+ Đảm bảo cho Đội ứng cứu luôn trong tình trạng sẵn sàng thực thi các công việc PCBL, ƯCSC, TKCN,
+ Đề nghị khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện công tác PCBL, ƯCSC, TKCN,
+ Trưởng Ban PCBL, ƯCSC, TKCN, PCCC phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn trong ban để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trách nhiệm của Đội ứng cứu sự cố Công ty
+ Là lực lượng trực tiếp thực thi công tác PCBL, ƯCSC, TKCN, PCCC theo chỉ đạo của Ban chỉ
+ Báo cáo lên Ban chỉ huy kết quả thực hiện công tác PCBL, ƯCSC, TKCN, PCCC.
+ Chủ động phát hiện các tình huống sự cố, báo cáo kịp thời lên Ban chỉ huy để khẩn trương ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
+ Đội ứng cứu phải luôn trong tình trạng sẵn sàng thực thi nhiệm vụ PCBL, ƯCSC, TKCN, PCCC.
- Trách nhiệm của Đội ứng cứu sự cố bộ phận
+ Đội trưởng, Đội phó và Tổ trưởng có trách nhiệm chỉ định trước người thay thế mình khi vắng mặt.
* Đội trưởng:
- Có trách nhiệm cao nhất trong Đội. Chịu trách nhiệm cho hoạt động của toàn Đội.
- Phân công công việc tìm cứu người bị nạn và xử lý sự cố.
- Liên lạc với Đội phòng cháy chữa cháy (gọi 114) và các Đơn vị có liên quan tìm kiếm sự trợ giúp (Theo Danh sách liên lạc trong tình huống khẩn cấp).
- Liên lạc với Ban chỉ huy để thông báo tình hình, xin chỉ đạo, nhận chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo chỉ đạo từ Đội ứng cứu khẩn cấp của Tổng Công
- Sắp xếp và tổ chức việc bảo vệ tài sản của Công ty chống mất cắp.
* Đội phó:
- Có trách nhiệm trợ giúp Đội trưởng trong việc phân công và thực hiện công việc ứng cứu xử lý sự cố.
- Theo dõi các hoạt động của Đội và kịp thời báo cáo Đội trưởng các tình huống cần giải quyết.
- Đảm nhận công tác Đội trưởng khi Đội trưởng vắng mặt.
* Tổ trưởng:
- Trực tiếp chỉ huy Đội ứng cứu sự cố, thực hiện công việc theo sự phân công của Đội trưởng.
- Đảm nhận công việc của Đội phó khi Đội phó vắng mặt.
- Truyền đạt thông tin và yêu cầu từ Đội trưởng đến các thành viên trong Đội.
- Thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công việc ứng cứu sự cố cho Đội trưởng.
- Theo dõi và đảm bảo an toàn cho các thành viên trong nhóm làm việc. Chịu trách nhiệm xác định và cảnh báo các tình huống nguy hiểm cho toàn Đội và ngăn chặn các hành động có thể làm phương hại đến hoạt động của Đội hoặc làm cho tình huống trở nên nguy hiểm hơn.
- Thường xuyên cập nhật danh sách liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và bảng phân công nhiệm vụ cứu hỏa của bộ phận.
* Tổ viên:
- Có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao và là người trực tiếp thực hiện việc tìm cứu người và bảo vệ tài sản của Công ty. Phải chủ động trong công việc được phân công. Trực tiếp chịu sự phân công của Tổ trưởng.
g) Thực tập ứng cứu khẩn cấp:
- Cứ mỗi 6 tháng một lần (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm), Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp phải tổ chức thực tập cứu hỏa. Trong đợt thực tập cúu hỏa, có thể tổ chức thêm các đợt thực tập khác như: thực tập sơ cấp cứu, thực tập cứu người trong khu vực kín…
3. Biên bản:
Danh sách liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
————————————
Nếu quý vị muốn huấn luyện về Phòng ngừa ứng phó các tình huống khẩn cấp hoặc cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ
TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
0903 01 01 40 (Ms.Trâm) – 0938 040 020 (Ms.Chi)
ngoctram@ungphosuco.vn – khanhchi@ungphosuco.vn
Xem thêm các khóa học về An toàn Vệ sinh lao động – Môi trường : TẠI ĐÂY
Bình luận