Quy định về chiều rộng của lối ra thoát nạn đối với nhà công cộng trong an toàn cháy
Quy định về chiều rộng của lối ra thoát nạn đối với nhà công cộng trong an toàn cháy được trình bày trong QCVN 06:2020/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions
QCVN 06:2020/BXD do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng. Các tiêu chuẩn và các yêu cầu về phòng cháy, chống cháy của các tài liệu chuẩn trong xây dựng phải dựa trên yêu cầu của Quy chuẩn này.
Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này, còn phải tuân theo các yêu cầu phòng cháy chống cháy quy định cụ thể hơn trong các tài liệu chuẩn khác được quy định áp dụng cho từng đối tượng nhà và công trình. Khi chưa có các tài liệu chuẩn quy định cụ thể theo các yêu cầu của Quy chuẩn này thì vẫn cho phép sử dụng các quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn hiện hành cho đến khi các tiêu chuẩn đó được soát xét lại, cũng như cho phép sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành của nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy và áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
Trong các tài liệu chuẩn hiện hành có liên quan về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình, khi có các quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác với yêu cầu của Quy chuẩn này, thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
Khi thiết kế và xây dựng nhà và công trình, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy chuẩn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khác theo quy định của pháp luật hiện hành, như: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thiết bị điện, chống sét, hệ thống cấp nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió, điều hoà không khí , cơ khí , an toàn sử dụng kính, tránh rơi ngã, va đập.
Trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng chỉ cho phép thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể khi có luận chứng gửi Bộ Xây dựng nêu rõ các giải pháp bổ sung, thay thế hoặc phải trình bày đủ các cơ sở tính toán để đảm bảo an toàn cháy cho công trình cụ thể này. Luận chứng này phải được thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước khi gửi Bộ Xây dựng.
Khi thay đổi công năng hoặc thay đổi các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian và kết cấu của các nhà hiện hữu hoặc các gian phòng riêng của các nhà đó thì phải áp dụng quy chuẩn này và tài liệu chuẩn trong phạm vi những thay đổi đó.
Trường hợp chuyển đổi công năng sang các mục đích khác phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
_
Quy định về chiều rộng của lối ra thoát nạn đối với nhà công cộng trong an toàn cháy
Chiều rộng của một lối ra thoát nạn, từ hành lang vào buồng thang bộ, cũng như chiều rộng bản thang phải được xác định theo số lượng người cần thoát nạn qua lối ra thoát nạn đó và định mức người thoát nạn tính cho 1 mét chiều rộng lối ra (cửa ra). Tùy theo bậc chịu lửa của nhà định mức này được lấy không vượt quá các giá trị sau:
– Nhà có bậc chịu lửa I, II không được lớn hơn 165 người/m.
– Nhà có bậc chịu lửa III, IV không được lớn hơn 115 người/m.
– Nhà có bậc chịu lửa V không được lớn hơn 80 người/m.
Bảng 1 – Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng sản xuất
có diện tích đến 1000 m2 tới lối ra thoát nạn gần nhất
Vị trí cửa ra của gian phòng | Hạng của gian phòng | Bậc chịu lửa của nhà | Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà | Khoảng cách đi theo hành lang, m, từ cửa gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất, khi mật độ dòng người thoát nạn trên lối đi chung, người/m2, là | |||
Đến 2 | Từ lớn hơn 2 đến 3 | Từ lớn hơn 3 đến 4 | Từ lớn hơn 4 đến 5 | ||||
Ở giữa hai lối ra thoát nạn | A, B | I, II, III, IV | S0 | 60 | 50 | 40 | 35 |
C1, C2, C3 | I, II, III, IV | S0 | 120 | 95 | 80 | 65 | |
III, IV | S1 | 85 | 65 | 55 | 45 | ||
Không quy định | S2, S3 | 60 | 50 | 40 | 35 | ||
C4, D, E | I, II, III, IV | S0 | 180 | 140 | 120 | 100 | |
C4, D, E | III, IV | S1 | 125 | 100 | 85 | 70 | |
Không quy định | S2, S3 | 90 | 70 | 60 | 50 | ||
Đi vào hành lang cụt | Không phụ thuộc vào hạng | I, II, III, IV | S0 | 30 | 25 | 20 | 15 |
III, IV | S1 | 20 | 15 | 15 | 10 | ||
Không quy định | S2, S3 | 15 | 10 | 10 | 8 |
1. Để tính toán chiều rộng lối thoát nạn của các nhà thuộc trường học phổ thông, trường học nội trú và các khu nội trú của trường, cần xác định số lượng người lớn nhất đồng thời có mặt trên một tầng từ số lượng người lớn nhất của các phòng học, của các phòng dạy nghề và của các phòng ngủ cũng như các gian thể thao, hội nghị, giảng đường nằm trên tầng đó (Xem mục 3, Bảng G. phụ lục G,
QCVN 01/2020/BXD).
2. Chiều rộng của các cửa ra từ các phòng học với số lượng học sinh lớn hơn 15 người, không được nhỏ hơn 0,9 m.
3. Chiều rộng của một lối ra thoát nạn từ các gian phòng không có ghế ngồi cho khán giả phải xác định theo số lượng người cần thoát nạn qua lối ra đó theo Bảng 2, nhưng không được nhỏ hơn 1,2 m ở các gian phòng có sức chứa hơn 50 người.
4. Chiều rộng của các lối đi thoát nạn chính trong một gian phòng thương mại phải lấy như sau:
– Không nhỏ hơn 1,4 m khi diện tích thương mại không lớn hơn 100 m2.
– Không nhỏ hơn 1,6 m khi diện tích thương mại lớn hơn 100 m2 và không lớn hơn 150 m2.
– Không nhỏ hơn 2,0 m khi diện tích thương mại lớn hơn 150 m2 và không lớn hơn 400 m2.
– Không nhỏ hơn 2,5 m khi diện tích thương mại lớn hơn 400 m2.
5. Số lượng người trên 1 m chiều rộng đường thoát nạn từ các khán đài của các công trình thể thao và biểu diễn ngoài trời phải phù hợp với Bảng
Bảng 2 – Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn của các gian phòng
không có ghế ngồi cho khán giả của nhà công cộng
Loại sử dụng của gian phòng | Bậc chịu lửa của nhà | Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn trong các gian phòng có khối tích (nghìn m3) | ||
Đến 5 | Từ lớn hơn 5 đến 10 | Lớn hơn hoặc bằng 10 | ||
1- Các gian phòng thương mại khi diện tích của các lối đi thoát nạn chính không nhỏ hơn 25 % diện tích của gian phòng; Các phòng ăn và phòng đọc khi mật độ dòng người trong mỗi lối đi chính không lớn hơn 5 người/m2. | I, II | 165 | 220 | 275 |
III, IV | 115 | 155 | * | |
V | 80 | * | * | |
2- Các gian phòng thương mại khi diện tích của các lối đi thoát nạn chính nhỏ hơn 25 % diện tích của gian phòng;
– Các gian phòng khác. |
I, II | 75 | 100 | 125 |
III, IV | 50 | 70 | * | |
V | 40 | * | * | |
CHÚ THÍCH: (*) Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn phải được xác định theo luận chứng kỹ thuật riêng. |
Bình luận