QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT QCVN 08:2023/BTNMT
QCVN 08:2023/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
National technical regulation on Surface water quality
(QCVN 08:2023/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số /2023/TT-BTNMT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
QCVN 08:2023/BTNMT thay thế QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Bảng 1. Giá trị giới hạn tối đa các thông số ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn |
1 | Nitrit (NO2 tính theo N) | mg/L | 0,05 |
2 | Amoni (NH4+ tính theo N) | mg/L | 0,3 |
3 | Chloride (Cl-) | mg/L | 250 |
4 | Fluoride (F-) | mg/L | 1 |
5 | Cyanide (CN-) | mg/L | 0,01 |
6 | Arsenic (As) | mg/L | 0,01 |
7 | Cadmi (Cd) | mg/L | 0,005 |
8 | Chì (Plumbum) (Pb) | mg/L | 0,02 |
9 | Chromi (6+) (Cr6+) | mg/L | 0,01 |
10 | Tổng Chromi (Cr) | mg/L | 0,05 |
11 | Đồng (Cuprum) (Cu) | mg/L | 0,1 |
12 | Kẽm (Zincum) (Zn) | mg/L | 0,5 |
13 | Nickel (Ni) | mg/L | 0,1 |
14 | Mangan (Mn) | mg/L | 0,1 |
15 | Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | mg/L | 0,001 |
16 | Sắt (Ferrum) (Fe) | mg/L | 0,5 |
17 | Antimon (Sb) | mg/L | 0,02 |
18 | Chất hoạt động bề mặt anion | mg/L | 0,1 |
19 | Tổng Phenol | mg/L | 0,005 |
20 | Aldrin (C12H8Cl6) | µg/l | 0,1 |
21 | Lindane (C6H6Cl6) | µg/L | 0,02 |
22 | Dieldrin (C12H8Cl6O) | µg/L | 0,1 |
23 | Tổng DDT (1,1′-(2,2,2- Trichloroethane-1,1-diyl) bis(4- chlorobenzene) (C14H9Cl5) |
µg/L | 1,0 |
24 | Heptachlor & Heptachlorepoxide (C10H5Cl7 & C10H5Cl7O) |
µg/L | 0,2 |
25 | Tổng dầu, mỡ (oils & grease) | mg/L | 5,0 |
26 | Polychlorinated biphenyls (PCBs) | mg/L | 0,0005 |
27 | Tetrachloroethylene PCE (C2Cl4) | mg/L | 0,04 |
28 | 1,4-Dioxane (C4H8O2) | mg/L | 0,05 |
29 | Carbon tetrachloride(CCl4) | mg/L | 0,004 |
30 | 1,2 Dichloroethane (C2H4Cl2) | mg/L | 0,03 |
31 | Methylene chloride (CH2Cl2) | mg/L | 0,02 |
32 | Benzene (C6H6) | mg/L | 0,01 |
33 | Chloroform (CHCl3) | mg/L | 0,08 |
34 | Formaldehyde (CH2O) | mg/L | 0,5 |
35 | Bis (2-ethylHexyl)phthalate DEHP (C24H38O4) |
mg/L | 0,008 |
36 | Hexachlorobenzene (C6Cl6) | µg/L | 0,04 |
37 | Hoá chất bảo vệ thực vật phosphor hữu cơ |
µg/L | 0,5 |
38 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/L | 0,1 |
39 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/L | 1,0 |
40 | E.coli MPN hoặc CFU/100 |
mL | 20 |
Ghi chú:
– Đối với các thông số tổng DDT, PCBs, hoá chất bảo vệ thực vật phosphor hữu cơ: căn cứ vào mục đích của chương trình quan trắc để lựa chọn các hợp chất quan trắc phù hợp.
Bảng 2. Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt phục vụ cho việc phân loại chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch và bảo vệ môi trường sống dưới nước
Thông số | Mức phân loại chất lượng nước |
|||||||||
pH | BOD5 (mg/L) |
COD (mg/L) |
TOC (mg/L) |
TSS (mg/L) |
DO (mg/L) |
Tổng Phosphor TP (mg/L) |
Tổng Nitơ TN (mg/L) |
Tổng Coliform (CFU hoặc MPN/100ml) |
Coliform chịu nhiệt (CFU hoặc MPN/100ml) |
|
6,5 – 8,5 | ≤ 4 | ≤ 10 | ≤ 4 | ≤ 25 | ≥ 6,0 | ≤ 0,1 | ≤ 0,6 | ≤ 1.000 | ≤ 200 | A |
6,0 – 8,5 | ≤ 6 | ≤ 15 | ≤ 6 | ≤ 100 | ≥ 5,0 | ≤ 0,3 | ≤ 1,5 | ≤ 5.000 | ≤ 1.000 | B |
6,0 – 8,5 | ≤ 10 | ≤ 20 | ≤ 8 | > 100 và Không có rác nổi |
≥ 4,0 | ≤ 0,5 | ≤ 2,0 | ≤ 7.500 | ≤ 1.500 | C |
< 6,0 hoặc >8,5 |
> 10 | > 20 | > 8 | > 100 và Có rác nổi |
≥ 2,0 | > 0,5 | > 2,0 | > 7.500 | > 1.500 | D |
Bảng 3. Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt phục vụ cho việc phân loại chất lượng nước hồ, ao, đầm
và bảo vệ môi trường sống dưới nước
Thông số | Mức phân loại chất lượng nước |
||||||||||
pH | BOD5 (mg/L) |
COD (mg/L) |
TOC (mg/L) |
TSS (mg/L) |
DO (mg/L) |
Tổng Phosphor TP (mg/L) |
Tổng Nitơ TN (mg/L) |
Chlorophyll a (mg/m3) |
Nhóm Coliform | ||
Tổng Coliform (CFU hoặc MPN/100ml) |
Coliform chịu nhiệt (CFU hoặc MPN/100ml) |
||||||||||
6,5-8,5 | ≤ 4 | ≤ 10 | ≤ 4 | ≤ 5 | ≥ 6,0 | ≤ 0,1 | ≤ 0,6 | ≤ 14 | ≤ 1.000 | ≤ 200 | A |
6,0-8,5 | ≤ 6 | ≤ 15 | ≤ 6 | ≤ 15 | ≥ 5,0 | ≤ 0,3 | ≤ 1,5 | ≤ 35 | ≤ 5.000 | ≤ 1.000 | B |
6,0-8,5 | ≤ 10 | ≤ 20 | ≤ 8 | >15 và Không có rác nổi |
≥ 4,0 | ≤ 0,5 | ≤ 2,0 | ≤ 70 | ≤ 7.500 | ≤ 1.500 | C |
< 6,0 hoặc >8,5 |
> 10 | > 20 | > 8 | >15 và Có rác nổi |
≥ 2,0 | > 0,5 | > 2,0 | > 70 | > 7.500 | > 1.500 | D |
Ghi chú: Thông số Chlorophyll-a được áp dụng cho các chương trình quan trắc môi trường sau 03 năm kể từ thời
điểm Quy chuẩn này được ban hành.
2.1. Các mức phân loại đánh giá chất lượng nước được diễn giải cụ thể như sau:
Mức A: Chất lượng nước tốt. Hệ sinh thái trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan (DO) cao. Nước có thể được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bơi lội, vui chơi dưới nước sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Mức B: Chất lượng nước trung bình. Hệ sinh thái trong nước tiêu thụ nhiều oxy hòa tan do một lượng lớn chất ô nhiễm. Nước có thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Mức C: Chất lượng nước xấu. Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm. Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Mức D: Nước có chất lượng rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao. Nước có thể được sử dụng cho các mục đích giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
2.2. Nguyên tắc đánh giá chất lượng nước theo quy định tại Bảng 1
– Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch quản lý chất lượng nước và chương trình quan trắc để lựa chọn các thông số cần quan trắc trong Bảng 1;
– Dữ liệu quan trắc để đánh giá chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch bao gồm giá trị trung bình số học hàng năm tại từng điểm đo đặc trưng, ít bị tác động cục bộ trong 1 khu vực sông, suối, kênh, mương, khe, rạch với tần suất quan trắc tối thiểu là 06 lần/năm;
– Dữ liệu quan trắc để đánh giá chất lượng nước của hồ, ao, đầm là giá trị trung bình số học hàng năm của tất cả các điểm quan trắc trong hồ, ao, đầm với tần suất quan trắc tối thiểu là 06 lần/năm;
– Chất lượng nước tại 1 điểm đo được đánh giá là không đáp ứng mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người nếu giá trị trung bình số học hàng năm của ít nhất 1 thông số vượt quá ngưỡng quy định tại Bảng 1.
2.3. Nguyên tắc đánh giá, phân loại chất lượng nước theo Bảng 2 hoặc Bảng 3:
– Bảng 2 và Bảng 3 quy định ngưỡng giá trị giới hạn các thông số ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh nhằm mục đích phân loại chất lượng nước; làm căn cứ để xác định mục tiêu quản lý và cải thiện chất lượng nước đối với các thông số ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh;
– Dữ liệu quan trắc để đánh giá, phân loại chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch theo quy định tại Bảng 2 bao gồm giá trị trung bình số học hàng năm tại từng điểm đo đặc trưng, ít bị tác động cục bộ trong 1 khu vực sông, suối, kênh, mương, khe, rạch với tần suất quan trắc tối thiểu là 10 lần/năm;
– Dữ liệu quan trắc để đánh giá, phân loại chất lượng nước hồ, ao, đầm theo quy định tại Bảng 3 là giá trị trung bình số học hàng năm của tất cả các điểm quan trắc trong hồ, ao, đầm với tần suất quan trắc tối thiểu là 10 lần/năm;
– Việc phân loại chất lượng nước mặt theo 01 mức phân loại quy định tại Bảng 2 hoặc Bảng 3 được áp dụng cho từng thông số riêng lẻ;
– Đối với các khu vực nước mặt bị nhiễm mặn, việc phân loại chất lượng nước phải sử dụng thông số TOC thay cho thông số COD;
– Trường hợp quan trắc chất lượng môi trường nước mặt không bị nhiễm mặn thì có thể lựa chọn quan trắc thông số COD hoặc TOC để phân loại chất lượng nước;
– Việc phân loại chất lượng nước theo 4 mức nhằm đưa ra mục tiêu cải thiện chất lượng nước cho nhóm các thông số ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh. Để bảo đảm cho mục đích đánh giá nồng độ các độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ sinh thái, tùy từng khu vực cần phải lựa chọn các thông số quy định tại Bảng 1 để đánh giá.
2.4. Sử dụng nước mặt cho các mục đích khác nhau
– Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước mặt cần lưu ý, đảm bảo nguồn nước sử dụng phải được xử lý đạt quy chuẩn về chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng;
– Trường hợp áp dụng các biện pháp xử lý nước phù hợp đối với từng thông số ô nhiễm đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng, chất lượng nước sau xử lý có thể được sử dụng cho mục đích sạch hơn các mục đích sử dụng hướng dẫn tại mục 2.1.
Lưu ý: Ban hành theo Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2023.
TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
Số 05B, Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Ms.Ánh Tuyết – anhtuyet@ungphosuco.vn
Bình luận