Đóng menu x

Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất trong an toàn cháy

Phòng cháy chữa cháy

Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất trong an toàn cháy

Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất trong an toàn cháy được trình bày trong QCVN 06:2020/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions

QCVN 06:2020/BXD do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng. Các tiêu chuẩn và các yêu cầu về phòng cháy, chống cháy của các tài liệu chuẩn trong xây dựng phải dựa trên yêu cầu của Quy chuẩn này.

Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này, còn phải tuân theo các yêu cầu phòng cháy chống cháy quy định cụ thể hơn trong các tài liệu chuẩn khác được quy định áp dụng cho từng đối tượng nhà và công trình. Khi chưa có các tài liệu chuẩn quy định cụ thể theo các yêu cầu của Quy chuẩn này thì vẫn cho phép sử dụng các quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn hiện hành cho đến khi các tiêu chuẩn đó được soát xét lại, cũng như cho phép sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành của nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy và áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.

Trong các tài liệu chuẩn hiện hành có liên quan về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình, khi có các quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác với yêu cầu của Quy chuẩn này, thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.

Khi thiết kế và xây dựng nhà và công trình, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy chuẩn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khác theo quy định của pháp luật hiện hành, như: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thiết bị điện, chống sét, hệ thống cấp nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió, điều hoà không khí , cơ khí , an toàn sử dụng kính, tránh rơi ngã, va đập.

Trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng chỉ cho phép thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể khi có luận chứng gửi Bộ Xây dựng nêu rõ các giải pháp bổ sung, thay thế hoặc phải trình bày đủ các cơ sở tính toán để đảm bảo an toàn cháy cho công trình cụ thể này. Luận chứng này phải được thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước khi gửi Bộ Xây dựng.

Khi thay đổi công năng hoặc thay đổi các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian và kết cấu của các nhà hiện hữu hoặc các gian phòng riêng của các nhà đó thì phải áp dụng quy chuẩn này và tài liệu chuẩn trong phạm vi những thay đổi đó.

Trường hợp chuyển đổi công năng sang các mục đích khác phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

_

Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất trong an toàn cháy

Một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất được phép phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ như sau:
a. Hạng A
– Phân xưởng chế tạo và sử dụng Natri và Kali.
– Phân xưởng nhà máy làm sợi nhân tạo, cao su nhân tạo.
– Phân xưởng sản xuất xăng, dầu.
– Phân xưởng Hydro hóa chưng cất và phân chia khí .
– Phân xưởng sản xuất nhiên liệu lỏng nhân tạo, thu hồi và chưng cất các chất lỏng hòa tan hữu cơ với nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 ºC trở xuống.
– Kho chứa bình đựng hơi đốt, kho xăng.
– Các căn phòng chứa ắc quy kiềm và axit của nhà máy điện.
– Các trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy ở thể hơi từ 28 ºC trở xuống.
b. Hạng B
– Phân xưởng sản xuất và vận chuyển than cám, mùn cưa, những trạm tẩy rửa các thùng dầu madút và các chất lỏng khác có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 ºC đến 61 ºC.
– Gian nghiền và xay cán chất rắn, phân xưởng chế biến cao su nhân tạo, phân xưởng sản xuất đường, những kho chứa dầu madút của nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 ºC đến 61 ºC.
c. Hạng C
– Phân xưởng xẻ gỗ, Phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ.
– Phân xưởng dệt và may mặc.
– Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô.
– Xí nghiệp chế biến sơ bộ sợi bông, gai đay và những chất sợi khác.
– Những bộ phận sàng, sẩy hạt của các nhà máy xay và kho chứa hạt.
– Phân xưởng tái sinh dầu mỡ, chưng cất nhựa đường, những kho chứa vật liệu cháy và dầu mỡ.
– Những thiết bị phân phối điện có máy ngắt điện và thiết bị điện với lượng dầu mỡ lớn hơn 60 kg cho một đơn vị thiết bị.
– Cầu vượt, hành lang dùng để vận chuyển than đá, than bùn.
– Kho kín chứa than, những kho hàng hỗn hợp, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy của hơi trên 61 ºC.
d. Hạng D
– Phân xưởng đúc và luyện kim, Phân xưởng rèn, hàn.
– Trạm sửa chữa đầu máy xe lửa.
– Phân xưởng cán nóng kim loại, gia công kim loại bằng nhiệt.
– Những gian nhà đặt động cơ đốt trong.
– Phòng thí nghiệm điện cao thế.
– Nhà chính của nhà máy điện (gian lò, gian tuốc bin, …).
– Trạm nồi hơi.
e. Hạng E
– Phân xưởng cơ khí gia công nguội kim loại (trừ hợp kim Magiê).
– Sân chứa liệu (quặng).
– Xưởng sản xuất xút (trừ bộ phận lò).
– Trạm quạt gió, trạm máy ép không khí và các chất khí không cháy.
– Phân xưởng tái sinh axít.
– Trạm sửa chữa xe điện và đầu máy xe điện.
– Phân xưởng dập, khuôn và cán nguội các khoáng chất quặng Amiăng, muối và các nguyên liệu không cháy khác.
– Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt.
– Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa.
– Trạm điều khiển điện.
– Công trình làm sạch nước (lắng, lọc, tẩy, …).
– Trạm bơm và hút nước của nhà máy điện.
– Bộ phận chứa Axit Cacbonic và Clo, các tháp làm lạnh, những trạm bơm chất lỏng không cháy.

Bình luận

Tel: 090306 3599