Đóng menu x

Nhóm các tiêu chí kinh tế trong hướng dẫn áp dụng công nghệ không đốt xử lý chất thải rắn y tế

Nhóm các tiêu chí kinh tế trong hướng dẫn áp dụng công nghệ không đốt xử lý chất thải rắn y tế

Nhóm các tiêu chí kinh tế- Hướng dẫn áp dụng công nghệ không đốt xử lý chất thải rắn y tế:

Lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp của công nghệ không đốt- Hướng dẫn lựa chọn công nghệ không đốt trong xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm

Nhóm các tiêu chí kinh tế

Bao gồm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

(1) Chi phí đầu tư

Trước khi lựa chọn công nghệ, cơ sở y tế cần phải tính toán tổng chi phí đầu tư (bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp) sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đơn vị mình.

+ Các chi phí trực tiếp bao gồm:

– Chi phí mua thiết bị (bao gồm cả thiết bị phụ trợ, thiết bị đo đạc, xe nâng cho chất thải vào thiết bị, thiết bị giám sát, thuế, chi phí thay dao cắt,…);

– Chi phí xây dựng (xây dựng mới hoặc cải tạo để lắp đặt thiết bị tại cơ sở y tế), bao gồm cả chi phí chuẩn bị mặt bằng (có thể bao gồm cả chi phí phá dỡ công trình cũ);

– Chi phí lắp đặt điện đầu vào;

– Chi phí lắp đặt đường ống cấp nước hoặc cấp hơi, nhà lưu giữ chất thải chờ xử lý;

– Chi phí hệ thống điều hòa và thông gió;

– Chi phí lắp đặt hệ thống chiếu sáng;

– Chi phí lắp đặt thiết bị vệ sinh môi trường và vệ sinh cho nhân viên;

– Chi phí đầu tư xử lý chất thải thứ cấp phát sinh.

+ Các chi phí gián tiếp bao gồm:

– Chi phí quản lý dự án;

– Chi phí cho các thủ tục cấp phép;

– Chi phí kiểm tra, giám sát và đánh giá chất thải sau xử lý;

– Chi phí vận hành thử nghiệm;

– Dự phòng phí.

(2) Chi phí vận hành, bảo dưỡng

– Chi phí vận hành hàng năm là chi phí cần thiết cho thiết bị hoạt động một cách bình thường đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn y tế của CSYT, bao gồm các chi phí như sau:

– Các vật tư tiêu hao khác: túi chuyên dụng, hóa chất khử trùng, que thử;

– Vật tư thay thế: điện cực thay thế, vật liệu chịu nhiệt, lưỡi dao của máy cắt;

– Chi phí nguyên, nhiên vật liệu: điện, hơi, khí đốt, nước,…;

– Chi phí bảo trì: bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng đột xuất;

– Chi phí vận chuyển và tiêu hủy cuối cùng đối với phần chất thải sau xử lý;

– Chi phí xử lý sự cố (chi phí thuê đơn vị ngoài xử lý trong trường hợp thiết bị hỏng, hoặc đang trong giai đoạn bảo trì);

– Chi phí nhân công (vận hành và giám sát);

– Phí kiểm chuẩn thiết bị.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599