Đóng menu x

Ngưỡng tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc

Ngưỡng tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc

Ngưỡng tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc

Doanh nghiệp hỏi: Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc quy định tại Bảng 1 của Thông tư số 24/2016/TT-BYT có sự thay đổi quy định về hệ số biến đổi dBA so với QĐ 3733/2002/QĐ-BYT (từ 5 xuống 3dBA). Doanh nghiệp đề nghị: (i) Giữ nguyên hệ số biến đổi tương tự quy định tại QĐ 3733/2002/QĐ-BYT; (ii) Xem xét tính toán lại thời gian tiếp xúc tối thiểu dựa trên các yếu tố khác như: loại tiếng ồn, thiết bị chống ồn, các yếu tố MTLĐ khác như cường độ làm việc, không gian làm việc.

Cơ quan quản lý nhà nước trả lời

– Việt Nam đang trong quá trình cơ giới hóa và cơ khí hóa sản xuất, người lao động ngày càng phải tiếp xúc với nhiều nguồn ồn trong môi trường làm việc. Tiếng ồn cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động, đặc biệt là tác hại đến thính giác dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Hiện nay, bệnh điếc nghề nghiệp đứng hàng thứ 2 về tỷ lệ mắc trong danh sách 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Đảm bảo môi trường có độ ồn được kiểm soát sẽ phòng ngừa căng thẳng và mệt mỏi thính giác, bảo vệ thính lực, phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần tăng năng suất lao động.

– QCVN 24: 2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, được ban hành theo Thông tư số 24/2016/TT – BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và được xây dựng trên căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, bảo vệ sức khỏe người lao động và hội nhập quốc tế.

+ QCVN 24: 2016/BYT quy định thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 3dB, còn trong Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT nếu tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5dB. Quy định mới này nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong giai đoạn mới và tương tự quy định của nhiều quốc gia trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập quốc tế.

+ Tham chiếu giới hạn tiếp xúc cho phép (Permissible exposure limits PEL), hệ số biến đổi, và các yêu cầu khác về tiếp xúc với tiếng ồn hiện hành ở 25 quốc gia trên thế giới (gồm các quốc gia ở khu vực châu Âu, châu Mỹ, Nam Á và Đông Nam Á) cho thấy: (i) 19 quốc gia quy định mức ồn ở ngưỡng dưới 85 dBA; (ii) 22 quốc gia quy định hệ số biến đổi dBA ở mức 3 dBA. Như vậy quy định của Việt Nam là phù hợp với quy định của các nước trong khu vực cũng như các quốc gia trên thế giới về giới hạn tiếp xúc tiếng ồn.

– Đối với việc “Xem xét tính toán lại thời gian tiếp xúc tối thiểu dựa trên các yếu tố khác như: loại tiếng ồn, thiết bị chống ồn, các yếu tố MTLĐ khác như cường độ làm việc, không gian làm việc” đã được rà soát trong quy trình xây dựng QCVN 24 và sẽ tiếp tục được hoàn chỉnh cùng với sự thay đổi của quy trình công nghệ


Thời gian giải đáp các ý kiến từ doanh nghiệp: 23/04/2018 (9:20 AM)

Link tham khảo: https://vihema.gov.vn


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
↪TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG↩
🌍 Website: https://ungphosuco.vn/
☎ 028 73022200 – 090 306 3599 (Ms.Vân) – 093 200 9212 (Mr. Thoại)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
🏫 Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh CỐ MÔI TRƯỜNG 💼💼

 

Bình luận

Tel: 090306 3599