Đóng menu x

Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình

Phòng cháy chữa cháy

Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình

Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình được trình bày trong QCVN 06:2020/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions

QCVN 06:2020/BXD do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng. Các tiêu chuẩn và các yêu cầu về phòng cháy, chống cháy của các tài liệu chuẩn trong xây dựng phải dựa trên yêu cầu của Quy chuẩn này.

Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này, còn phải tuân theo các yêu cầu phòng cháy chống cháy quy định cụ thể hơn trong các tài liệu chuẩn khác được quy định áp dụng cho từng đối tượng nhà và công trình. Khi chưa có các tài liệu chuẩn quy định cụ thể theo các yêu cầu của Quy chuẩn này thì vẫn cho phép sử dụng các quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn hiện hành cho đến khi các tiêu chuẩn đó được soát xét lại, cũng như cho phép sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành của nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy và áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.

Trong các tài liệu chuẩn hiện hành có liên quan về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình, khi có các quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác với yêu cầu của Quy chuẩn này, thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.

Khi thiết kế và xây dựng nhà và công trình, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy chuẩn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khác theo quy định của pháp luật hiện hành, như: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thiết bị điện, chống sét, hệ thống cấp nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió, điều hoà không khí , cơ khí , an toàn sử dụng kính, tránh rơi ngã, va đập.

Trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng chỉ cho phép thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể khi có luận chứng gửi Bộ Xây dựng nêu rõ các giải pháp bổ sung, thay thế hoặc phải trình bày đủ các cơ sở tính toán để đảm bảo an toàn cháy cho công trình cụ thể này. Luận chứng này phải được thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước khi gửi Bộ Xây dựng.

Khi thay đổi công năng hoặc thay đổi các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian và kết cấu của các nhà hiện hữu hoặc các gian phòng riêng của các nhà đó thì phải áp dụng quy chuẩn này và tài liệu chuẩn trong phạm vi những thay đổi đó.

Trường hợp chuyển đổi công năng sang các mục đích khác phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

_

Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình

1. Ngăn cách lối ra thoát nạn của tầng hầm với lối ra thoát nạn của các tầng xuống khi bố trí chung trong một buồng thang bộ (xem quy định 3.2.2)

(a)

(b)

Hình 1 – Lối ra thoát nạn từ tầng hầm lên được bố trí thoát trực tiếp ra bên ngoài: a) Hình ảnh tổng thể; b) Bố trí mặt bằng

(a)

(b)

Hình 2 – Lối ra thoát nạn từ tầng hầm lên được bố trí thoát vào sảnh tầng 1 sau đó có lối đi riêng để thoát ra bên ngoài: a) Hình ảnh tổng thể; b) Mặt bằng

2. Bố trí phân tán các lối ra thoát nạn (xem quy định 3.2.8)

a) Hai buồng thang bộ thoát nạn bố trí gần nhau nên không đảm bảo thoát nạn khi có đám cháy ở khu vực lân cận

b) Hai buồng thang bộ thoát nạn bố trí xa nhau nên khi có đám cháy ở khu vực lân cận của một trong hai buồng thì vẫn có thể thoát nạn qua buồng thang còn lại

Hình 3 – Minh họa về bố trí phân tán các buồng thang bộ thoát nạn: trường hợp a) bố trí không đúng nguyên tắc, trường hợp b) bố trí đúng nguyên tắc

c) Xác định khoảng cách phân tán của các lối ra thoát nạn trong một số trường hợp mặt bằng khác thường

d) Trường hợp toàn nhà được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler, có thể giảm khoảng phân tán của lối ra thoát nạn L≥ 1/3 D

Hình 4 – Nguyên tắc nửa đường chéo mặt bằng khi bố trí phân tán các lối ra thoát nạn

a) Nếu khoảng phân tán của lối ra thoát nạn L ≤ ½ D và toàn nhà không được bảo vệ bằng hệ thống sprinkler thì không được coi là có 2 lối ra thoát nạn

b) Nếu đường thoát nạn là một hành lang được bảo vệ bằng các bộ phận ngăn cháy theo đúng quy định thì khoảng phân tán của các lối ra thoát nạn có thể được đo dọc theo hành lang này
Hình 5 – Minh họa về nguyên tắc đảm bảo khoảng phân tán của lối ra thoát nạn đối với mặt bằng một tầng nhà

3. Cầu thang và buồng thang bộ trên đường thoát nạn
3.1. Các loại cầu thang và buồng thang bộ thông thường (xem quy định 2.5.1)

CHÚ DẪN:

1- Cầu thang bộ loại 1 (cầu thang kín, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang và cửa ra vào có khả năng chịu lửa (ngăn cháy). Tường phía ngoài có thể có lỗ mở.

2- Cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bộ hở, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, không được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang, không gian cầu thang thông với các không gian khác của nhà.

3- Cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bộ hở, ngoài nhà): Cầu thang nằm phía ngoài nhà và không có buồng thang.

4- Buồng thang bộ loại L1: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng ở tường ngoài trên mỗi tầng.

5- Buồng thang bộ loại L2: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng từ trên mái của buồng thang.

Hình 6 – Ví dụ minh họa các dạng cầu thang bộ và buồng thang bộ thông thường

3.2. Một số buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1

Hình 7 – Minh họa các quy định về bố trí buồng thang bộ loại N1 (xem 3.4.10 a))

(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

(h)

(i)

(k)

CHÚ DẪN:
a) Khoảng đệm không nhiễm khói là một ban công.
b) Khoảng đệm không nhiễm khói là một lôgia.
c) Khoảng đệm không nhiễm khói là một sảnh chung nằm ở biên của nhà, đảm bảo yêu cầu về thông gió tự nhiên.
d) Khoảng đệm không nhiễm khói qua một sảnh chung nằm sâu trong mặt bằng nhưng có không gian đủ rộng để đảm bảo yêu cầu về thông gió tự nhiên.
e) Khoảng đệm không nhiễm khói là một sảnh có thông gió tự nhiên với khoang lõm.
f) Khoảng đệm không nhiễm khói là một sảnh ngăn khói có thông gió tự nhiên qua giếng đứng.
g) Khoảng đệm không nhiễm khói là một sảnh chung nằm giữa các khối nhà và đảm bảo điều kiện lưu thông của không khí qua sảnh nhờ những lỗ thông trên hai tường đối diện
h), i), k) Khoảng đệm không nhiễm khói đi theo hành lang bên

Hình 8 – Ví dụ minh họa về khoảng đệm không nhiễm khói dẫn vào buồng thang bộ loại N1

3.3. Buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2 và N3

Hình 9 – Ví dụ minh họa buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2 và N3

Bình luận

Tel: 090306 3599