Đóng menu x

Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng

ô nhiễm bụi

Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng

Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng được quy định tại QCVN 02 : 2019/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.QCVN 02 : 2019/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vệ sinh lao động biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 02/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QCVN 02 : 2019/BYT này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cơ quan, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh bụi tại nơi làm việc và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng được qui định tạ phụ lục 1 như sau:

1. Nguyên lý

Không khí được hút qua đầu thu mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút. Khi không khí đi qua giấy lọc, các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 micromet sẽ được giữ lại trên giấy lọc. Cân giy lọc trước và sau lấy mẫu. Dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí, đơn vị tính mg/m3.

2. Phương pháp xác định

1. Thiết bị, dụng cụ

– Bơm lấy mẫu (Bơm hút): Lưu lượng 18 lít/phút (sử dụng giấy lọc đường kính 47mm) hoặc lưu lượng 2 lít/phút (sử dụng giấy lọc đường kính 37mm). Có thể sử dụng bơm hút lưu lượng cao với đường kính giấy lọc và kích thước đầu lấy mẫu phù hợp.

– Đầu lấy mẫu (Đầu thu mẫu): Là bộ phận thu bụi trong đó có đặt giấy lọc. – Giấy lọc: Có thể sử dụng một trong các loại giấy lọc như sợi thủy tinh, PVC, Vinyl metricel, Teflon…

– Tấm giấy đệm làm giá đỡ giấy lọc.

– ng cao su hoặc ống nylon: Nối từ đầu lấy mẫu tới bơm hút. ng cao su phải dẻo, kín và đường kính bên trong đồng đều.

– Giá 3 chân để đặt đầu ly mẫu, có thể điều chnh được chiều cao và hướng.

– Panh mũi phẳng để gắp giấy lọc và tấm đệm.

– Tủ sấy có khả năng kiểm soát nhiệt độ.

– Cân phân tích độ chính xác tối thiểu 0,01 mg.

– Bao đựng giấy lọc (bao làm bằng vật liệu không hút ẩm, bao trong còn yêu cầu không tĩnh điện, có thể dùng giấy can kỹ thuật).

– Các hộp bảo quản mẫu.

– Trong trường hợp bơm hút không khí không gắn kèm lưu lượng kế và bộ đo thời gian thì cần có lưu lượng kế và đồng hồ tính thời gian bên ngoài.

– Buồng cân mẫu n định về nhiệt độ và độ m. (Khi cân, nhiệt độ: 25±1°C; độ m: 50±10%).

2. Lấy mẫu, bảo qun và vận chuyển mẫu

– Kiểm tra tình trạng bơm hút và chuẩn lưu lượng hút. Nếu bơm hút không có lưu lưng kế gắn kèm thì phải sử dụng lưu lượng kế ngoài để chuẩn.

– Sấy giấy lọc trước khi cân: Giấy lọc đựng trong bao kép. Bao ngoài để bảo vệ, bao trong chứa giấy lọc và có cùng số thứ tự với bao ngoài. Bao trong được sấy, cân cùng giấy lọc. Sấy ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ. Với một số loại giấy lọc đặc biệt, không hút ẩm thì không cần sấy giấy lọc (trước và sau lấy mẫu) nhưng phải đ trong buồng cân 24 giờ trước khi cân.

– Cân bao trong có chứa giấy lọc, ghi lại trọng lượng, P(mg).

– Đặt bao trong vào bao bảo vệ (bao ngoài) và đ trong hộp bảo quản mẫu.

– Nếu có nhiều đầu lấy mẫu, có thể lắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu và để trong hộp bảo quản.

– Tới nơi lấy mẫu, xác định vị trí cần lấy mẫu và hướng gió.

– Mở đầu ly mẫu, đặt giấy tm đệm vào đầu lấy mẫu sau đó đặt giấy lọc lên trên tấm đệm, đóng đầu lấy mẫu.

– Đặt đầu ly mẫu lên giá 3 chân, điều chỉnh chiều cao sao cho ngang tầm hô hấp người lao động làm việc và vuông góc với hướng gió.

– Nối ống dây cao su một đầu vào đầu lấy mẫu, một đầu vào bơm hút.

– Bật bơm hút, ghi địa điểm lấy mẫu, số thứ tự của mẫu, tình trạng sản xuất.

– Đo đạc và ghi lạđiều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tc độ gió, áp suất không khí.

– Khi đủ thời gian lấy mu, tắt bơm hút, ghi lại thời gian ly mẫu.

– Tùy thuộc vào nồng độ bụi nơi sản xuất mà quyết định thời gian lấy mẫu phù hợp đ đạt được lượng bụi phân tán đều trên giấy lọc, không bị quá tải gây giảm áp lực hút.

– Tới vị trí lấy mẫu tiếp theo thay giy lọc hoặc đầu lấy mẫu khác.

– Giấy lọc sau khi lấy mẫu được cho vào bao kép tương ứng đặt trong hộp bảo quản mẫu hoặc đặt đầu lấy mẫu vào hộp bảo quản mẫu.

3. Các bước tiến hành sau lấy mẫu

– Sấy bao trong có chứa giấy lọc. Sấy  nhiệt độ 50°C trong 2 giờ.

– Cân bao trong có chứa giấy lọc ngay khi ly ra khỏi tủ sấy, ghi lại trọng lượng (P, mg).

– Cân giấy lọc làm chứng.

– Ghi tình trạng giấy lọc: Bình thường, quá tải bụi, thủng, rách, ướt…

– Chú ý: Cân mẫu trên cùng một chiếc cân và cùng người cân.

– Mỗi một lô 10 giấy lọc dùng để lấy mẫu phải để tối thiểu 2 giấy lọc làm chứng, các giấy lọc này cũng đem ra hiện trường nhưng không lấy mẫu.

4. Sơ đồ tóm tắt quy trình xét nghiệm

5. Tính toán kết quả

Tính giá trị hiệu chỉnh K

Các loại giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ m. Để tránh sai s do nhiệt độ, độ m gây ra cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh K. Giá trị này được tính từ mẫu chứng:

Trong đó:

– P1s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg).

– P1t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg).

– P2s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg).

– P2t: Trọng lượng giấy lọc chứng s 2 trước lấy mẫu (mg),

– Pns: Trọng lượng giy lọc chứng thứ n sau lấy mẫu (mg).

– Pnt: Trọng lượng giấy lọc chng th n trước lấy mẫu (mg).

Giá trị K có thể >0 hoặc <0.

– Nếu K >0 thì trọng lượng bụi phải trừ đi K.

– Nếu K <0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K.

Tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí

Nồng độ bụi toàn phần trong không khí vùng làm việc được tính theo công thức sau:

Trong đó:

– C: Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3).

– P’: Trọng lượng giy lọc sau khi lấy mẫu (mg).

– P: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu (mg).

– K: Giá trị hiệu chỉnh mẫu.

– 1000: Hệ số quy đổi từ đơn vị lít ra đơn vị m3.

– V: Th tích không khí đã lấy mẫu = Thời gian lấy mẫu (phút) x Lưu lượng bơm hút lấy mẫu (lít/phút).

Chú ý: V phải tính theo điều kiện tiêu chuẩn:

Trong đó:

– Vo: Thể tích không khí quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít).

– V: Thể tích không khí đã lấy mẫu (lít).

– P: Áp sut không khí tại vị trí lấy mẫu, đo trong thời gian lấy mẫu (mmHg).

– T°: Nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu (°C).

760: Áp suất không khí tại điều kiện tiêu chuẩn (mmHg).

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

 

Bình luận

Tel: 090306 3599