Đóng menu x

Các thuật ngữ về thiết bị cứu nạn dùng cho phòng cháy chữa cháy

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Các thuật ngữ về thiết bị cứu nạn dùng cho phòng cháy chữa cháy

Các thuật ngữ về thiết bị cứu nạn dùng cho phòng cháy chữa cháy được qui định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9310-8:2012(ISO 8421-8;1990) Phòng cháy chữa cháy – Từ Vựng – Phần 8: Thuật ngữ chuyên dùng cho chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.

TCVN 9310-8:2012 ( ISO 8421-8:1990) do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm. Các thuật ngữ được xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

Các thuật ngữ về thiết bị cứu nạn dùng cho phòng cháy chữa cháy

Túi khí nén: Túi cao su được gia cố để khi được bơm khí nén, sẽ phồng lên để nâng hoặc di chuyển vật nặng.

Công cụ cắt dùng khí nén: Dụng cụ được vận hành bằng khí nén có bộ gá lắp thích hợp được dùng để cắt kim loại.

Cưa dùng khí nén: Cưa được vận hành bằng khí nén.

Tời nâng: Xem tời tay (3.3.10.15).

Búa điện: Dụng cụ chịu tải nặng được vận hành bằng điện sử dụng và thao tác tương tự như máy khoan bằng khí nén (3.3.10.11).

Búa thủy lực: Dụng cụ hoặc tổ hợp các dụng cụ được vận hành bằng thủy lực, làm việc như một búa bittông và có khả năng gạt vật thể sang một bên hoặc nâng vật thể.

Máy cắt thủy lực: Dụng cụ được vận hành bằng thủy lực, dùng nguyên lý cắt dùng để cắt kim loại, nhựa….

Máy đẩy thủy lực: Dụng cụ được vận hành bằng thủy lực, có khả năng đẩy, nâng và kéo các tấm kim loại và khối xây để giải thoát nạn nhân bị sập.

Búa đập: Xem máy khoan bằng khí nén (3.3.10.11).

Kích nâng: Dụng cụ vận hành theo nguyên lí pittông hoặc cắt, chủ yếu được dùng để nâng vật thể nặng theo hướng thẳng đứng.

Máy khoan bằng khí nén: Dụng cụ chịu tải nặng vận hành như búa khí nén có bộ gá lắp dùng để cắt, phá bê tông, khối xây…

Rìu cứu nạn: Dụng cụ đa năng chuyên dụng, dùng để chọc thủng, cắt và bẩy kim loại hoặc đập vỡ và tháo dỡ kính.

Thiết bị hồi sức: Máy cung cấp oxy để làm hô hấp nhân tạo.

Máy dò âm thanh: Thiết bị nhạy cảm với âm thanh dùng để xác định vị trí nạn nhân đang bị mắc kẹt.

Tời (kích) tay: Tời (kích) thao tác bằng tay có khả năng điều chỉnh chính xác, được dùng trong tình huống cứu nạn như nắn chỉnh lại bánh lái, ghế ngồi xe ô tô hoặc tạo ổn định xe.

Tời (kích) cơ khí: Tời (kích) bằng máy, chạy bằng động cơ hay điện. Xem tời (kích) tay (3.3.10.15).

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599