Đóng menu x

Các biện pháp xử lý khi gặp sự cố đối với Dầu điêzen

Các biện pháp xử lý khi gặp sự cố đối với Dầu điêzen

PHẦN I. BIỆN PHÁP SƠ CỨU KHI GẶP TAI NẠN
1.  Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt:

Đưa nạn nhân ra nơi an toàn, thoáng mát. Dùng nước sạch rửa mắt ít nhất 15 phút, sau

đó đưa nạn nhân đi gặp bác sỹ.

2.  Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da:

Tháo bỏ giày dép và quần áo. Sử dụng nước và xà phòng rửa sạch vùng da bị nhiễm dầu Điêzen. Trường hợp vùng da bị dị ứng hoặc bị tổn thương nặng phải đưa nạn nhân đi gặp bác sỹ.

3.  Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp:

Đưa nạn nhân ra nơi an toàn, thoáng mát. Trường hợp nạn nhân bị ngạt thở phải sử dụng các biện pháp trợ thở, hô hấp nhân tạo và đưa đi cấp cứu kịp thời.

4.  Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa:

Tuyệt đối không được khuyến khích, trợ giúp nạn nhân nôn mửa vì có thể gây biến chứng phổi. Có thể dùng than hoạt tính (1g/kg cân trọng lượng cơ thể) và đưa đi cấp cứu kịp thời.

 

PHẦN II. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY

1.  Xếp loại về tính cháy:

Dầu Điêzen là loại rất dễ cháy. Điểm chớp cháy 55oC (TCVN 6608:2000). Giới hạn nổ dưới (LEL): 0,6%. Giới hạn nổ trên (UEL): 7,5%.

2.   Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: Dầu Điêzen khi bị cháy tạo ra các khí: COx, SOx NOx, Hydrocacbon.

3.  Các tác nhân gây cháy, nổ: Tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao,va đập , ma sát sinh tia lửa

4.  Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác:

–   Chất dập cháy: Sử dụng các bình và thiết bị chữa cháy chuyên dụng (bột ABC hoặc BC), CO2, cát, chăn thấm nước, phun nước làm mát thiết bị chứa đựng và các thiết bị liền kề.

–   Biện pháp chữa cháy: Thực hiện khẩn cấp các biện pháp ban đầu để dập tắt đám cháy.

+ Cắt nguồn điện liên quan tới đám cháy.

+ Ưu tiên cứu người bị nạn, tìm cách ngăn chặn, cách ly nguồn rò rỉ dầu Diesel, di chuyển các thùng chứa xăng dầu khác hoặc các trang thiết bị khác liền kề với đám cháy nếu có thể.

+ Sử dụng bình chữa cháy, cát, chăn thấm nước để chữa cháy đối với các đám cháy

nhỏ.

+ Không sử dụng nước để chữa cháy, chỉ sử dụng nước để làm mát thiết bị chứa

đựng và các thiết bị khác liền kề.

+ Gọi điện thoại thông báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp để hỗ trợ ứng cứu.

5.  Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy:

–   Phương tiện chữa cháy: Thiết bị chữa cháy cố định, xe ôtô chữa cháy, xe đẩy bột ≥

25kg, bình khí CO2,bình bột 6-10kg, cát, xô chậu, chăn chiên…

–  Trang phục bảo hộ: quần áo chống cháy, mũ bảo vệ có kính che mặt, găng tay, ủng …

6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ:

Hơi xăng dầu rất dễ cháy nổ, nặng hơn không khí và di chuyển xa khỏi nguồn rò rỉ. Nếu gặp nguồn lửa có thể gây cháy ngược đến nguồn phát tán.

 

PHẦN III. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ TRÀN ĐỔ, RÒ RỈ

1.  Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ:

–  Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn xăng dầu tràn đổ, rò rỉ. Làm thông thoáng khu vực xảy ra sự cố.

–   Phong tỏa khu vực xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ. Cắt cử người trông coi và cảnh báo cho mọi người cùng biết khu vực đó.

–  Ngăn cấm mọi nguồn lửa và tia lửa khi xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ.

–  Sử dụng cát, giẻ lau, các vật liệu thấm dầu chuyên dụng để để làm sạch khu vực xăng dầu rò rỉ càng nhanh càng tốt, sau đó thu gom vào thùng chứa chuyên dụng để tiêu hủy đúng cách.

– Không được cho xăng dầu chảy lan vào hệ thống kênh rạch.

2.  Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng:

–  Tìm mọi cách để cắt điện, ngừng các hoạt động xuất nhập, bơm chuyển xăng dầu.

–   Cô lập khu vực xăng dầu tràn đổ, rò rỉ. Chuẩn bị các phương án phòng cháy và chữa cháy.

–  Lên phương án bảo vệ khu vực sự cố, ngăn ngừa xăng dầu loang rộng và thực hiện các phương án thu hồi xăng dầu tràn.

–  Thông báo cho các cơ quan chức năng tại khu vực xảy ra sự cố để cùng tổ chức hỗ trợ ứng cứu

 

Bình luận

Tel: 090306 3599