CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN
- Do bất cẩn: Người lao động chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn lao động. Thiếu hoặc không sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ lao động như: ủng, găng tay cách điện, thảm cao su, giá cách điện.
- Do sự thiếu hiểu biết của người lao động: Chưa được huấn luyện an toàn điện đầy đủ. Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt.
- Do sử dụng thiết bị điện không an toàn: Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy, thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ.
- Do môi trường làm việc không an toàn: Môi trường làm việc nhiều bụi, ẩm ướt dễ phát sinh ra các tai nạn điện.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT
1. Các biện pháp kỹ thuật:
- Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở;
- Nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị;
- Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện…);
- Giữ khoảng cách an toàn: 2 – 15kv: 0.7m; 15 – 35kv: 1.1m; 35 – 110kv: 1.4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330 – 500kv: 4m.
2. Các biện pháp bảo vệ cá nhân
- Sử dụng các dụng cụ an toàn về điện: kính, găng tay vải bạt, mặt nạ, dây đai an toàn…;
- Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật;
- Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt.
3. Quy định an toàn điện
- Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện;
- Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa;
- Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động;
- Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện và không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện;
- Tại ví trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm;
- Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng dẫn điện hoặc dễ trượt ngã, sập đổ;
- Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng;
- Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn;
- Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất của thiết bị, nếu số đo >2W thì phải xử lý để đạt giá trị <2W;
- Khi phát hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…) phải lập tức báo để người vận hành ngừng ngay thiết bị.
- Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi 1 thiết bị bảo vệ (áptômát, cầu chì…), không được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định của người chịu trách nhiệm về điện bảo đảm rằng thiết bị và mạch đã an toàn để đóng điện lại.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
– Khi không sử dụng các máy móc, thiết bị có sử dụng điện, bạn nên rút phích cắm điện. Chú ý kiểm tra các thiết bị dùng điện, công tắc, cầu dao… trước khi ra khỏi nhà.
– Dụng cụ sử dụng điện phải được giữ cách xa nguồn nước. Không để bất kỳ đồ đạc chạy bằng điện nào gần chậu rửa, chậu nước, đường ống nước, không chạm vào chúng khi tay bạn chưa khô. Không: đóng cắt cầu dao, công-tắc điện, phích cắm khi còn tay ước hoặc đang đi chân trần trên nền ẩm ước, rất dễ bị điện giật.
– Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, máy gặt, bếp điện… để đảm bảo an toàn
– Thường xuyên kiểm tra các hệ thống dây điện xem chúng có bị trầy xước hay đứt gãy không. Tránh tự ý thay đổi phích cắm. Nếu phích cắm không thể ăn khớp với ổ cắm bạn nên sử dụng một phích nối phù hợp.
– Thường xuyên kiểm tra các hệ thống dây điện xem chúng có bị trầy xước hay đứt gãy không. Tránh tự ý thay đổi phích cắm. Nếu phích cắm không thể ăn khớp với ổ cắm bạn nên sử dụng một phích nối phù hợp.
– Không: cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện vào ổ cắm, mà phải có phích cắm chắc chắn, phích cắm phải là phía tải và ổ cắm là phía nguồn điện.
– Nên: đặt cầu dao công tắc, ổ cắm điện ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ em không sờ tới được
– Nếu thấy bất kỳ dây điện nào bị rơi hay thõng xuống, bạn cũng không nên lại gần và chạm vào. Tốt nhất nên báo cho kỹ sư điện hay nhà quản lý biết để xử lý kịp thời.
– Cắt ngay mạch điện đến bàn ủi, bếp điện.. (dụng cụ dễ gây cháy) khi ngưng sử dụng. Cắt mạch điện ti-vi và tách cả dây an-ten ra khỏi ti-vi khi có giông sét hoặc bão lớn.
– Nên: đặt cầu dao công tắc, ổ cắm điện ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ em không sờ tới được
– Nếu thấy bất kỳ dây điện nào bị rơi hay thõng xuống, bạn cũng không nên lại gần và chạm vào. Tốt nhất nên báo cho kỹ sư điện hay nhà quản lý biết để xử lý kịp thời.
– Cắt ngay mạch điện đến bàn ủi, bếp điện.. (dụng cụ dễ gây cháy) khi ngưng sử dụng. Cắt mạch điện ti-vi và tách cả dây an-ten ra khỏi ti-vi khi có giông sét hoặc bão lớn.
******
THÔNG TIN LIÊN HỆ
TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG – ESE
Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
0903 010 140 (Ms.Phụng) – doanphung@ungphosuco.vn
Bình luận