Các biện pháp an toàn đối với Axit phosphoric (H3PO4)
I. BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ |
1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): rửa ngay mắt với nhiều nước, liên tục tối thiểu 15 phút (tháo kính sát tròng nếu lấy dễ dàng). Đưa đến bác sỹ.
2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da) Cởi quần áo bị nhiễm axit, rửa sạch nơi tổn thương với thật nhiều nước và xà phòng hoặc tắm. Nếu có dấu hiệu bỏng hay ứng đỏ, đưa đến bác sỹ ngay. 3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí): Đưa đến nơi thoáng khí, nghỉ ngơi, có thể dùng máy hô hấp nhân tạo, cần thiết cho thở oxy. Đưa ngay đến bác sỹ. 4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất) Rửa miệng, uống thật nhiều nước. Không được gây nôn. Không cho uống dung dịch NaHCO3 đề phòng phát sinh hơi CO2 tạo áp suất gây bục dạ dày. Đưa đến bác sỹ. 5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có) Trường hợp hút hay nuốt nhiều có thể dùng Calcicum Gluconate, nếu bị tổn thương năng có thể tiêm tĩnh mạch. Xử lý cần phải có bác sỹ, không được đưa bất cứ cái gì vào cơ thể bằng đường miêng khi nạn nhân còn bất tỉnh |
II. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN |
1. Xếp loại về tính cháy (Không cháy)
2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: khi cháy sinh khí độc hay gây dị ứng (phốt pho oxit) 3. Các tác nhân gây cháy, nổ (không) 4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác Xung quanh có cháy, dùng nước làm mát bên ngoài các vật chứa có axit, không để nước chảy tràn vào cống thoát nước rất nguy hiểm. Chữa cháy dùng loại; bột, bọt, CO2,… 5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy: Quần áo chữa cháy, quần áo chống hóa chất, mặt nạ thở oxy. 6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có) Khi axit tiếp xúc với kim loại sinh ra H2 là khí dễ cháy nổ. Trong trường hợp bốc cháy trong khu vực có axit do có khí H2 hay do lý do khác, Cẩn thận tránh axit tiếp xúc với lửa sinh khói và bay hơi. Nhân viên chữa cháy nên mang mặt nạ thở oxy. Không để nước chữa cháy có axit đi vào hệ thống nước mặt hay nước ngầm. |
III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ |
1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ
Ngăn chặn sự phát sinh tràn đổ, rò rỉ. Đào, vây cô lập khu vực. Thu gom phần bị đổ ra. Dùng vôi trung hòa chỗ axit còn lại, thu gom hỗn hợp xử lý chuyên về nơi xử lý chất thải. Làm sạch chỗ rò rỉ 2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng Xử lý ban đầu giống như ở mức nhỏ. Tuy nhiên, phải báo ngay cho người có trách nhiệm để hỗ trợ người, hóa chất, phương tiện xử lý và thông báo chính quyền Chú ý: – Khi xử lý phải sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân bao gồm cả mặt nạ thở oxy. – Khi axit đổ ra gặp kim loại sẽ phản ứng sinh ra H2 là khí dễ cháy nổ, khu vực xử lý phải tránh tia lửa và thông gió cưỡng bức. – Không cho axit và nước vệ sinh có axit chảy vào các nguồn nước mặt hay nước ngầm. |
Bình luận