Đóng menu x

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong ngành xây dựng

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong ngành xây dựng

Bảo đảm an toàn lao động trong xây dựng

An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Kiểm định viên là người hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư.
Theo Thông tư, người lao động trên công trường xây dựng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Người lao động trên công trường xây dựng chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình

Theo Thông tư, trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định.
Nhà thầu tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định này đối với phần việc do mình thực hiện.
Nhà thầu dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công.
Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định.
Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình
Tại Điều 9 của Thông tư này quy định về chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động. Theo đó, chi phí thực hiện để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khi tham gia thi công xây dựng công trình, gồm: Lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn; Huấn luyện và thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động; Trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Công tác phòng, chống cháy, nổ; Phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại và cải thiện điều kiện lao động; Ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp; Kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Trong đó, 6 chi phí đầu được tính trong chi phí hạng mục chung thuộc chi phí khác của dự toán xây dựng công trình và được tính trong giá gói thầu, nhà thầu không được giảm bớt chi phí này khi đấu thầu. Chi phí còn lại xác định theo quy định tại Điều 14 Thông tư 26/2016/TT-BXD.
Theo Thông tư nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm: Tên, địa chỉ, mã số của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Ngày cấp, ngày hết hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Các lỗi vi phạm của tổ chức kiểm định (nếu có).
Nội dung đăng tải thông tin của kiểm định viên gồm: Họ và tên; mã số kiểm định viên; số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân; Danh mục máy, thiết bị, vật tư đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Ngày cấp, ngày hết hiệu lực của chứng chỉ kiểm định viên; Các lỗi vi phạm của kiểm định viên (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2017 và thay thế Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Chấp hành nghiêm quy định 

Tháng hành động ATVSLĐ năm 2020 (từ 1 – 31/5) diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động lớn đến kinh tế đất nước và việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ.
Với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ gây rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Cải thiện điều kiện lao động và tăng cường các giải pháp phòng ngừa rủi ro là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm tạo môi trường lao động an toàn, bền vững; góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập cho NLĐ.
Vì vậy các cấp, các ngành, địa phương, DN và công nhân lao động cần tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Đồng thời, kiểm soát các nguy cơ, nói “không” với rủi ro mất an toàn, thực hiện tốt ATVSLĐ tại nơi làm việc, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng…
Trao đổi về các giải pháp giảm thiểu TNLĐ, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Thiệu cho biết: Xây dựng là ngành hoạt động đa lĩnh vực, có nguy cơ xảy ra TNLĐ rất lớn. Trong nhiều năm qua, Công đoàn ngành xây dựng Hà Nội đã có những biện pháp để NLĐ được làm việc trong điều kiện môi trường cải thiện.
“Năm nay, do tình hình dịch bệnh, chúng tôi không tổ chức Lễ phát động Tháng ATVSLĐ nhưng mở phong trào thi đua cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho NLĐ. Thứ hai, Công đoàn tăng cường tuyên truyền về ATVSLĐ; hướng dẫn các đơn vị kiện toàn nhân sự cho Ban bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Chúng tôi đề nghị các Công đoàn cơ sở tham gia phối hợp với lãnh đạo DN xây dựng kế hoạch đầu tư mua trang thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, đồ phòng hộ cá nhân, tập huấn ATVSLĐ cho cán bộ, công nhân, khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ” – ông Thiệu cho biết.
Chưa có vụ tai nạn lao động nặng xảy ra
Trong Tháng hành động ATVSLĐ, các công ty, xí nghiệp trong ngành xây dựng Hà Nội đều treo băng zôn, khẩu hiệu hưởng ứng. Thông tin cụ thể hơn về các công tác đảm bảo ATVSLĐ, ông Phùng Văn Chung – Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn ngành xây dựng Hà Nội nói: “Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo đến Công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ 2020. Trong đó yêu cầu thực hiện nghiêm an toàn nhà xưởng, các biện pháp phòng tránh nguy cơ cháy nổ, kiểm tra các bốt điện…
Đối với các bộ phận sản xuất có những thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như cần cẩu, máy nén khí, máy phun sơn…, chúng tôi đề nghị cơ quan giám định, kiểm tra”. Theo ông Chung, ngoài việc có công văn triển khai, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn gọi điện xuống các đơn vị kiểm tra thường xuyên.
Nhân Tháng công nhân, Công đoàn ngành tổ chức đi thăm và tặng quà các trường hợp bị TNLĐ. Do thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, từ ngày 1/5 đến nay, chưa có vụ TNLĐ và cháy nổ nào xảy ra.
Đang trực tiếp thi công tại công trường, khoác trên người bộ trang phục bảo hộ lao động, khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, anh Vũ Đình Long – Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thuận Phát chia sẻ: “Trước khi bắt tay vào làm việc, chúng tôi phổ biến các nội quy, quy chế làm việc, huấn luyện về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ theo các nhóm đối tượng lao động; thông tin về quy định thưởng, phạt.
Trong Tháng hành động ATVSLĐ, chúng tôi đẩy mạnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ; phòng cháy chữa cháy trên các công trường, củng cố các tiểu ban an toàn ở công trường, chi nhánh. Ngoài ra, mỗi năm, NLĐ có ký hợp đồng lao động được cấp 2 bộ trang phục bảo hộ lao động. Những thợ phụ làm cốp pha, cốt thép trong thời gian ngắn 2 – 3 tháng cũng được cấp mũ áo lưới khi làm việc”.
Để động viên NLĐ làm việc trực tiếp dưới tiết trời nắng nóng gay gắt, nhiều công ty đã trích tiền mua nước gạo rang, đường, sữa. Đang dọn cỏ tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, chị Nguyễn Ngọc Ánh, công nhân Xí nghiệp quản lý công viên cây xanh số 1 cho biết, chị rất phấn khởi khi được trang bị bảo hộ lao động và được hỗ trợ vài cân đường để chống nắng. Ngoài ra, chị còn được tập huấn về ATVSLĐ, trang bị bình xịt kháng khuẩn để phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên rất yên tâm làm việc.
Theo Bộ LĐTB&XH, năm 2019, TNLĐ chết người giảm 5,8%, số người bị thương nặng giảm 5,5%. Tuy nhiên, xây dựng vẫn là 1 trong 5 lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ chết người, chiếm 17,12% tổng số vụ tai nạn và 17,8% tổng số người chết.

________________________

Trung tâm Ứng phó sự cố an toàn môi trường ESE

Văn phòng GD: Phòng A6-Lầu 6, Block A, Tòa nhà văn phòng Sky Center, Số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM.

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms. Hồng Vân)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Tel: 090306 3599