Đóng menu x

Yêu cầu đối với phương pháp vận hành và bộ phận khóa an toàn của bình chữa cháy xách tay

Yêu cầu đối với phương pháp vận hành và bộ phận khóa an toàn của bình chữa cháy xách tay

Yêu cầu đối với phương pháp vận hành và bộ phận khóa an toàn được qui định tại TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7026:2013 ISO 7165:2009 CHỮA CHÁY – BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY – TÍNH NĂNG VÀ CẤU TẠO

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chính để đảm bảo an toàn, độ tin cậy và tính năng của bình chữa cháy xách tay.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bình chữa cháy đã nạp đầy có khối lượng tổng lớn nhất là 20 kg. Cho phép chấp nhận các bình chữa cháy có khối lượng tổng đến 25 kg khi được nạp đầy.

Yêu cầu đối với phương pháp vận hành và bộ phận khóa an toàn

1. Phương pháp vận hành

Bình chữa cháy phải được vận hành bằng cách chọc thủng, mở và/hoặc đập vỡ bộ phận bịt kín để giải phóng các chất chữa cháy. Các bình chữa cháy phải vận hành mà không cần lật ngược bình. Không cần thiết phải có bất cứ chuyển động nào của cơ cấu dẫn động được lặp lại để bắt đầu phun bình chữa cháy.

Các lực hoặc năng lượng cần thiết để vận hành bình chữa cháy không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 11 đối với nhiệt độ tới 60 oC.

Năng lượng 2J là năng lượng thu được khi cho khối lượng 4 kg rơi từ độ cao 50 mm trong phép thử độ bền cơ học (va đập) được qui định trong trong quy định này. Phải tác dụng va đập theo chiều của chế độ vận hành.

Bảng 11 – Lực hoặc năng lượng cần cho vận hành bình chữa cháy

Kiểu vận hành

Lực lớn nhất yêu cầu , N

Năng lượng, J

Với một ngón tay

Với cả bàn tay

Với va đập (núm đập)

100

200a

2

Đối với các bình chữa cháy dùng cac bon đioxit, lực lớn nhất này có thể tăng lên đến 300 N

2. Bộ phận khóa an toàn

2.1. Cơ cấu vận hành phải được trang bị bộ phận khóa an toàn để phòng ngừa sự vận hành vô ý. Mở khóa an toàn có niêm phong đòi hỏi phải có thao tác khác với thao tác của cơ cấu vận hành và cần phải có lực không nhỏ hơn 20N. Phải có khả năng xác định cơ cấu đã hoạt động hay chưa.

2.2. Bộ phận khóa an toàn phải có kết cấu sao cho bất cứ sự cố gắng bằng tay không được trợ giúp nào khi dùng lực hoặc va đập bằng hai lần giá trị có liên quan trong Bảng 11 để bắt đầu phun và không vận hành trước tiên đối với bộ phận này cũng không được làm biến dạng hoặc đứt gãy bất cứ chi tiết nào của cơ cấu dùng để ngăn cản sự tiếp tục phun của bình chữa cháy.

2.3. Chốt khóa an toàn hoặc cơ cấu khác phải nhìn thấy được từ phía trước bình chữa cháy khi bình chữa cháy được lắp trên giá lắp.

Ngoại lệ: Chốt khóa an toàn có thể ở mặt phía sau của bình chữa cháy nếu trên hướng dẫn vận hành bằng hình ảnh ở phía trước minh họa được phương pháp vận hành.

2.4. Nếu bộ phận khóa an toàn được liên kết với bình chữa cháy bằng xích hoặc cơ cấu tương tự thì xích phải được lắp nối sao cho không cản trở dòng phun.

2.5. Vật niêm phong như dấu niêm phong phải được trang bị để duy trì bộ phận khóa an toàn ở đúng vị trí làm việc và chỉ ra cách phá bỏ dấu niêm phong hoặc sử dụng bình chữa cháy.

2.6. Vật niêm phong phải có cấu tạo sao cho nó phải được phá vỡ khi vận hành bình chữa cháy. Lực phá vỡ vật niêm phong không được vượt quá 70 N.

Ngoại lệ: Nếu vật niêm phong được phá vỡ bởi tác động cần cho phun bình chữa cháy hoặc nếu một tải trọng bên trong tác dụng một cách liên tục để mở cơ cấu thì lực cần cho phun bình chữa cháy hoặc giải phóng tải trọng bên trong có thể vượt quá 70 N nhưng không được vượt quá  140 Η

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Tel: 090306 3599