Yêu cầu đối với các chi tiết bằng chất dẻo của bình chữa cháy xách tay
Yêu cầu đối với các chi tiết bằng chất dẻo của bình chữa cháy xách tay được qui định tại TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7026:2013 ISO 7165:2009 CHỮA CHÁY – BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY – TÍNH NĂNG VÀ CẤU TẠO
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chính để đảm bảo an toàn, độ tin cậy và tính năng của bình chữa cháy xách tay.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bình chữa cháy đã nạp đầy có khối lượng tổng lớn nhất là 20 kg. Cho phép chấp nhận các bình chữa cháy có khối lượng tổng đến 25 kg khi được nạp đầy.
Yêu cầu đối với các chi tiết bằng chất dẻo của bình chữa cháy xách tay
1. Yêu cầu chung
Các chi tiết bằng chất dẻo của bình chữa cháy xách tay phải tuân theo các yêu cầu sau.
a) Thử nghiệm và kiểm tra sự phù hợp phải được tiến hành trên các chi tiết tương đương với các chi tiết được sản xuất hàng loạt về vật liệu sử dụng, hình dạng và phương pháp chế tạo.
b) Bất cứ sự thay đổi nào về vật liệu, hình dạng hoặc phương pháp chế tạo đều đòi hỏi phải có thử nghiệm mới.
c) Chất dẻo được sử dụng phải nhận dạng được trong mọi thời gian.
d) Cần phải thu nhập và xử lý các dữ liệu do nhà sản xuất các chi tiết bằng chất dẻo cung cấp có liên quan đến vật liệu và qui trình chế tạo.
Để kiểm tra sự liên kết của các chi tiết chất dẻo sau sự lão hóa trong lò sấy, cần phải phơi ra ánh sáng cực tím và thử chịu va đập, gắn các chi tiết chất dẻo vào bình chữa cháy và sau đo đưa bộ phận lắp vào thử áp suất thích hợp.
2. Yêu cầu đối với các chi tiết chịu áp bình thường
2.1. Độ bền chống nổ
2.1.1. Tiến hành thử nổ ở ba nhiệt độ qui định dưới đây:
Đưa ít nhất là ba chi tiết vào thử nổ phù hợp với quy định tại tiêu chuẩn này khi dùng một chất lỏng thích hợp ở nhiệt độ (20 ± 3) oC, nhiệt độ làm việc nhỏ nhất được ghi trên bình chữa cháy và ở (60 ± 3) oC. Tăng áp suất với tốc độ (2,0 ± 0,2) MPa / min [(20 ± 2) bar / min].
2.1.2. Áp suất nổ trước và sau khi lão hóa và thử phơi ra ánh sáng cực tím ít nhất phải bằng áp suất nổ nhỏ nhất, Pb.
2.2. Lão hóa trong lò sấy.
2.2.1. Đưa ít nhất là ba chi tiết vào lão hóa nhanh trong lò sấy ở nhiệt độ 100 ± 3 oC trong thời gian 180 ngày. Lắp các chi tiết với các đầu nối để chịu các ứng suất lắp ráp bình thường.
2.2.2. Theo sau thử phơi, ổn định hóa các chi tiết trong 5 h ở (20 ± 3) oC và sau đó kiểm tra lại sự rạn nứt của các chi tiết. Không cho phép có sự rạn nứt.
2.2.3. Đưa các chi tiết vào thử nổ phù hợp với quy định này ở (20 ± 3) oC khi dùng một chất lỏng thích hợp với tốc độ tăng áp suất (2,0 ± 0,2) MPa/min ([20 ± 2) bar / min]. Áp suất nổ nhỏ nhất, pb ít nhất phải bằng áp suất được qui định trong bình.
3. Phơi ánh sáng cực tím.
3.1. Đưa ít nhất là sáu chi tiết vào thử nghiệm phong hóa nhân tạo phù hợp với quy định tại tiêu chuẩn này trong thời gian 500 h và sau đó ổn định hóa các chi tiết này trong thời gian 5 h ở (20 ± 5) oC.
3.2. Theo sau thử phơi ánh sáng cực tím, kiểm tra sự rạn nứt của các chi tiết được thử. Không cho phép có sự rạn nứt.
3.3. Đưa các chi tiết vào thử nổ phù hợp với quy định tại tiêu chuẩn này ở (20 ± 5) oC khi dùng một chất lỏng thích hợp với tốc độ tăng áp suất (2,0 ± 0,2) MPa/min ([20 ± 2) bar / min]. Áp suất nổ nhỏ nhất, pb ít nhất phải bằng áp suất được qui định trong bình.
3.4. Dùng hai đèn hồ quang cac bon kín, tĩnh tại để tạo ra ánh sáng cực tím. Hồ quang của mỗi đèn phải được tạo thành bởi hai điện cực cac bon thẳng đứng đường kính 12,7 mm, được bố trí ở tâm của mỗi bình tháo được bằng kim loại thẳng đứng có đường kính 787 mm và chiều cao 450 mm. Bao bọc mỗi hồ quang trong một quả cầu bằng thủy tinh borosilicat trong suốt. Lắp đặt các mẫu thử thẳng đứng bên trong bình tháo được, đối diện với các đèn và quay tròn bình một cách liên tục xung quanh các đèn đứng yên với tốc độ 1 rev/min dùng một hệ thống vòi phun để phun nước vào mẫu dang quay cùng bình quay. Trong mỗi chu kỳ hoạt động (tổng cộng là 20 min), phơi mỗi mẫu ra ánh sáng và bụi nước trong 3 min và ra ánh sáng 17 min. Duy trì nhiệt độ không khí trong bình quay của thiết bị trong quá trình hoạt động ở (63 ± 5) oC.
Một thử nghiệm khác có thể chấp nhận được mô tả trong ISO 4892-2:2006; 500 h. Sử dụng các điều kiện sau:
a) Nhiệt độ bảng đen (65 ± 3)oC;
b) Độ ẩm tương đối (50 ± 5) %;
c) Chu kỳ phun, khoảng thời gian khô 102 min, phun nước 18 min;
d) Lượng phơi tổng 1GJ/m2 (500 h ở 550 W/m2)
4. Độ bền va đập
4.1. Lắp ít nhất là 4 mẫu thử cho thử lão hóa (hai mẫu với cơ cấu khóa an toàn được đóng và hai mẫu với cơ cấu khóa an toàn được ngắt) và đưa áp suất của bình chữa cháy tới áp suất làm việc lớn nhất, Pms, bằng nitơ sau khi đã đổ đày nước và dung dịch chống đóng băng tới 95 %. Thử các mẫu thử ở nhiệt độ (-20 ± 3) oC hoặc ở nhiệt độ làm việc nhỏ nhất, lấy giá trị nhỏ hơn. Thử nghiệm được tiến hành như trong quy định của tiêu chuẩn này
4.2. Không được có các biến đổi nguy hiểm đối với cụm van như gãy, vỡ, vết nứt.
Sau đó van phải có khả năng chịu được áp suất thử, Pt, trong 1 min và không nổ vỡ.
5. Các chi tiết thường không chịu áp.
5.1. Tiến hành thử nổ, thử lão hóa trong lò sấy và thử sức bền va đập cho các chi tiết chất dẻo của bình chữa cháy chỉ chịu áp suất trong lúc vận hành bình chữa cháy. Ủ trong lò sấy ở nhiệt độ 100oC trong 70 ngày hoặc 87 oC trong 180 ngày tùy theo sự lựa chọn của nhà sản xuất.
5.2. Các chi tiết chất dẻo ở bên ngoài phải tuân theo thử nghiệm ánh sáng cực tím.
6. Thử phơi trong chất chữa cháy.
6.1. Không được có sự hư hỏng đối với các ống xiphông bằng vật liệu polime đã được xử lý phù hợp với 9.8.6.3 sau được lắp đặt trong các bình chữa cháy thử và được thử độ bền cơ học qui định trong 7.5.
6.2. Sau khi xử lý theo quy định tại tiêu chuẩn này các mẫu hình vòng được cắt từ các ống xi phông bằng polime không được có sự suy giảm vượt quá 40 % giá trị ban đầu đối với giới hạn bền kéo hoặc độ bền chống nén ép.
6.3. Đặt các ống xiphông hoàn chỉnh tiếp xúc với chất chữa cháy được sử dụng trong ống. Các mẫu thử dạng vòng có chiều rộng 12,7 mm được cắt từ ống xiphông không lão hóa được phủ hoàn toàn hoặc nhúng chìm trong chất chữa cháy cần đảm bảo cho các mẫu thử không tiếp xúc với nhau hoặc với bình chứa chất chữa cháy và mẫu thử. Đặt bình chứa chất chữa cháy cùng với mẫu thử trong lò sấy được nung nóng trước ở (90 ± 3) oC trong 210 ngày. Sau khi thử phơi làm mát các mẫu thử trong không khí ở (23 ± 2 ) oC trong thời gian ít nhất là 24 h trước khi tiến hành bất cứ các thử nghiệm nào khác hoặc đo kích thước. Đưa các mẫu thử dạng vòng vào thử nén ép giữa hai tấm phẳng song song trên máy thử có khả năng tác dụng tải trọng nén với tốc độ đồng đều 5 mm/min và ghi lại quan hệ giữa tải trọng và độ vòng. Nếu bản chất của vật liệu thử không thể tạo ra được các kết quả thử cần thiết thì có thể tiến hành các thử nghiệm khác như thử kéo.
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động
Bình luận