Đóng menu x

Yêu cầu đối với áp kế và dụng cụ hiển thị của bình chữa cháy xách tay áp suất thấp

Yêu cầu đối với áp kế và dụng cụ hiển thị của bình chữa cháy xách tay áp suất thấp

Yêu cầu đối với áp kế và dụng cụ hiển thị của bình chữa cháy xách tay áp suất thấp được qui định tại TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7026:2013 ISO 7165:2009 CHỮA CHÁY – BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY – TÍNH NĂNG VÀ CẤU TẠO

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chính để đảm bảo an toàn, độ tin cậy và tính năng của bình chữa cháy xách tay.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bình chữa cháy đã nạp đầy có khối lượng tổng lớn nhất là 20 kg. Cho phép chấp nhận các bình chữa cháy có khối lượng tổng đến 25 kg khi được nạp đầy.

Yêu cầu đối với áp kế và dụng cụ hiển thị của bình chữa cháy xách tay áp suất thấp

1. Yêu cầu chung

1.1. BÌnh chữa cháy nạp lại được thuộc loại có khí đẩy nén trực tiếp, (trừ loại sử dụng cac bon đioxit) sử dụng chỉ một ngăn để chứa cả chất chữa cháy và khí đẩy được trang bị một áp kế để chỉ áp suất trong ngăn bất kể van được mở hoặc đóng kín.

Ngoại lệ: Không cần trang bị áp kế cho bình chữa cháy có một ngăn kín, không nạp lại, dùng một lần nếu dùng một dụng cụ hiển thị để kiểm tra đảm bảo bình chữa cháy đã được nạp đúng số lượng khí đẩy.

1.2. Phạm vi áp suất làm việc của áp kế phải phản ánh quan hệ nhiệt độ – áp suất làm việc của bình chữa cháy .

1.3. Mặt áp kế phải ghi các đơn vị thích hợp mà áp kế đã được hiệu chuẩn như kilopascal, bar hoặc bất cứ các đơn vị áp suất kết hợp nào khác.

1.4. Áp suất hiển thị lớn nhất của áp kế phải ở trong khoảng từ 150 % đến 250 % áp suất làm việc được hiển thị, Ps, ở 20oC nhưng không nhỏ hơn 120 % áp suất làm việc lớn nhất, Pms. Thang đo của áp kế phải hiển thị phạm vi áp suất làm việc của bình chữa cháy bằng màu xanh lá cây (xanh lục). Các áp suất hiển thị “không”, “làm việc” và “lớn nhất” của áp kế phải được thể hiện bằng các chữ số và vạch dấu. Các chữ số và vạch dấu phải gần như trùng với các số chỉ riêng. Nền của mặt áp kế phía trên một đường nằm ngang đi qua các vạch dấu thấp phải có màu đỏ. Cung của thang đo từ điểm áp suất không (0) tới giới hạn dưới của phạm vi hoạt động phải ghi ‘nạp lại’. Cung của thang đo từ giới hạn trên của phạm vi hoạt động tới áp suất hiển thị lớn nhất phải ghi ‘nạp quá mức’. Tất cả các chữ số, chữ cái và ký tự trong các phần của cung thang đo nạp lại, hoạt động và nạp quá mức phải có màu trắng. Các kim chỉ phải có màu vàng và đầu kim phải chỉ vào cung của các dấu chấm hiển thị áp suất và phải có bán kính lớn nhất của đầu kim là 0,25 mm.

Chiều dài đoạn kim chỉ từ tâm quay của kim tới đầu kim được đo tại điểm áp suất không (0) ít nhất phải là 9 mm đối với các bình chữa cháy có lượng nạp lớn hớn 2 kg hoặc ít nhất phải là 6 mm đối với các bình chữa cháy có lượng nạp 2 kg hoặc nhỏ hơn. Chiều dài cung từ áp suất không (0) tới áp suất làm việc được hiển thị ít nhất phải là 12 mm đối với các bình chữa cháy có lượng nạp lớn hơn 2 kg hoặc ít nhất phải là 9 mm đối viớ các bình chữa cháy có nạp chất chữa cháy sạch hoặc có lượng nạp 2 kg hoặc nhỏ hơn.

1.5. Vạch dấu dùng để hiển thị áp suất làm việc ở 20 oC nên có chiều rộng không nhỏ hơn 0,6 mm và không lớn hơn 1,0 mm.

1.6. Mặt áp kế phải được ghi nhãn để hiển thị chất chữa cháy thích hợp có thể được sử dụng.

Các nhãn của áp kế phải được thử tia cực tím (UV) như đã quy định trong quy định tại tiêu chuẩn này. Không được phép có sự khó đọc như bị đen, bị mờ, bạc mầu sau thử nghiệm bằng tia cực tím.

1.7. Áp kế phải được ghi nhãn với dấu nhận dạng của nhà sản xuất áp kế. Áp kế cũng phải được ghi nhãn như sau, nếu thích hợp, khi sử dụng một đường có chiều dài bằng chiều dài bằng chiều dài của dấu nhận dạng của nhà sản xuất cà có cùng chiều dày như chiều dày nét gạch trong dấu nhận dạng của nhà sản xuất:

a) Để chỉ sự tương hợp về điện hóa với thân van bằng nhôm: một đường nằm ngang phía trên dấu nhận dạng của nhà sản xuất;

b) Để chỉ sự tương hợp về điện hóa với thân van bằng đồng: một đường nằm ngang bên dưới dấu nhận dạng của nhà sản xuất;

c) Để chỉ sự tương hợp về điện hóa với thân van bằng nhôm và bằng đồng: một đường nằm ngang phía trên và một đường nằm ngang bên dưới dấu nhận dạng của nhà sản xuất.

2. Thử hiệu chuẩn – Áp kế và dụng cụ chỉ báo

2.1. Dụng cụ hiển thị phải có độ chính xác trong khoảng ± 4 % áp suất làm việc, Ps, ở giới hạn dưới của phạm vi hoạt động.

2.2. Sai số của áp kế ở áp suất làm việc được hiển thị, Ps, không được vượt quá ± 4 % áp suất làm việc.

Sai số ở các giới hạn trên và dưới của phạm vi hoạt động không vượt quá các số phần trăm của áp suất làm việc sau:

– ± 4% đối với áp kế của bình chữa cháy dùng bột và chất chữa cháy gốc nước;

– ± 8% đối với áp kế của bình chữa cháy dùng chất chữa cháy sạch.

Tại vạch dấu áp suất không (0), sai số không được vượt quá 12 % hoặc xuống dưới 0 % áp suất làm việc, ps.

Tại áp suất lớn nhất được hiển thị, sai số không được vượt quá 15 % áp suất làm việc, ps.

2.3. Lắp đặt áp kế hoặc dụng cụ hiển thị trên máy thử áp kế kiểu trọng tải hoặc thiết bị đường ống có một áp kế mẫu với độ chính xác không thấp hơn 0,25 %. Môi chất nén tạo áp có thể là dầu, nước, nitơ hoặc không khí, nhưng tất cả các thử nghiệm trên một kiểu áp kế đã cho phải được tiến hành khi sử dụng cùng một môi chất. Cho áp kế được thử chịu tác động của áp suất với độ tăng đồng đều tới khi đạt được giới hạn trên của áp kế. Sau đó giảm áp suất với cùng một độ giảm tới khi đạt được điểm áp suất không. Ghi lại áp suất tác dụng, số đọc của áp kế hoặc dụng cụ hiển thị và sai số thực của mỗi lần tăng hoặc giảm áp suất.

3. Thử độ bền chống nổ – Áp kế và dụng cụ chỉ báo

3.1. Áp kế hoặc dụng cụ hiển thị phải chịu được áp suất bằng sáu lần áp suất làm việc được chỉ thị trong 1 min mà không bị phá hủy. Ngoài ra, nếu ống Bourdon hoặc bộ phận duy trì từ áp suất nổ vỡ ở áp suất nhỏ hơn tám lần áp suất làm việc được hiển thị thì không có chi tiết nào của áp kế hoặc dụng cụ hiển thị bị loại bỏ.

3.2. Lắp áp kế hoặc dụng cụ hiển thị mẫu vào một bơm tăng áp thủy lực sau khi đã rút hết không khí khỏi hệ thống thử. Đặt mẫu vào trong lồng thử và tác dụng áp suất ở mức 2,0 MPa/min tới khi đạt được áp suất thử yêu cầu. Giữ áp suất này trong 1 min, sau đó tăng áp suất lên tới khi xảy ra sự phá hủy hoặc tới 8 lần áp suất làm việc được hiển thị, lấy giá trị nào xuất hiện đầu tiên.

4. Thử quá áp – Áp kế

4.1. Độ chênh lệch của các số đọc áp suất làm việc được hiển thị trước và sau khi áp kế đã chịu tác động của áp suất bằng 110 % khả năng hiển thị của áp kế trong 3 h không vượt quá 4 % áp suất làm việc được hiển thị.

4.2. Cho các áp kế mẫu chịu tác động của áp suất thử yêu cầu trong 3 h. Sau đó giảm hết áp suất và cho các áp kế đứng ở áp suất không (0) trong 1h. Tiến hành thử hiệu chuẩn các áp kế theo quy định trong tiêu chuẩn này.

5. Thử bằng xung – Áp kế

5.1. Độ lệch của các số đọc áp suất làm việc được hiển thị trước và sau khi áp kế chịu tác động của 1.000 chu kỳ xung áp suất không được vượt quá 4 % áp suất làm việc được hiển thị.

5.2. Lắp các áp kế mẫu và một nguồn áp suất điều chỉnh được của không khí, nitơ hoặc nước. Cho áp suất thay đổi từ 0 % đến 125 % áp suất làm việc được hiển thị hoặc 0 % đến 6 % khả năng đo, lấy giá trị cao hơn và sau đó lại đưa áp suất về 0 % với tần suất 6 chu kỳ đầy đủ mỗi phút. Tiến hành thử hiệu chuẩn các áp kế mẫu theo quy định trong tiêu chuẩn này.

6. Thử sự giảm áp của áp kế

6.1. Áp kế phải có sự giảm áp suất bằng thông hơi trong trường hợp ống Bourdon bị rò rỉ. Sự giảm áp suất này phải hoạt động ở áp suất 345 k Pa hoặc nhỏ hơn trong 24 h. Lưu lượng nhỏ nhất của sự giảm áp suất là 1 L/h.

6.2. Tiến hành thử nghiệm này trên các áp kế có ống Bourdon được cắt ngang qua hoàn toàn. Nhưng áp kế trong nước với đầu vào áp kế được nối với một nguồn không khí hoặc nitơ điều chỉnh được. Duy trì áp suất cung cấp ở 345 kPa tới khi sự giảm áp suất hoạt động hoặc trong 24 h, lấy giá trị ngắn hơn. Đo lưu lượng bằng một cột nước chuyển đổi hoặc phương tiện tương tự khác.

7. Thử chịu nước – Áp kế và dụng cụ chỉ báo

Áp kế hoặc dụng cụ hiển thị dùng trên bình chữa cháy phải kín nước sau khi được ngâm trong nước ở độ sâu 0,3 m trong 2 h và sau khi được thử phun muối ăn mòn.

8. Thử rò rỉ – Áp kế và dụng cụ chỉ báo

8.1. Áp kế hoặc dụng cụ hiển thị không được rò rỉ ở mức 1x 10-16 cm3/s khi áp kế hoặc dụng cụ hiển thị (bao gồm cả dụng cụ hiển thị kiểu chốt) chịu tác động của áp suất tương đương với áp suất làm việc mong muốn của bình chữa cháy ở 20 oC.

8.2. Sử dụng thiết bị phát hiện rò rỉ và mẫu chuẩn rò rỉ để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu qui định trong qui định này. Thiết bị phát hiện rò rỉ có khả năng báo hiệu và mẫu chuẩn rò rỉ phải có khả năng tạo ra mức rò rỉ 1x 10-6 cm3/s.

8.3. Cho áp suất tương đương với áp suất làm việc mong muốn của bình chữa cháy ở 20 oC tác động vào mỗi một trong 12 áp kế hoặc dụng cụ hiển thị mẫu. Tiến hành thử rò rỉ mỗi áp kế hoặc dụng cụ hiển thị mẫu khác với dụng cụ hiển thị kiểu chốt bằng cách kiểm tra rò rỉ của tất cả các chi tiết chịu áp để xác minh sự tuân theo đúng các yêu cầu trong quy định này. Thử rò rỉ mỗi dụng cụ hiển thị kiểu chốt bằng cách kiểm tra sự rò rỉ của lỗ được gắn kín bởi dụng cụ chỉ báo. Không có mẫu thử nào được phép rò rỉ ở mức vượt quá 1x 10-6 cm3/s.

9. Các chi tiết bằng chất dẻo – Áp kế và dụng cụ chỉ báo.

Các chi tiết bằng chất dẻo của áp kế và dụng cụ hiển thị phải đáp ứng các yêu cầu cho trong mục Yêu cầu đối với các chi tiết bằng chất dẻo tại quy định này.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí  19000340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

 

Bình luận

Tel: 090306 3599