Đóng menu x

Việc xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính thuộc trách nhiệm của cơ quan nào theo quy định của pháp luật?

Việc xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính thuộc trách nhiệm của cơ quan nào theo quy định của pháp luật?

Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương có bao gồm việc xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 151 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương như sau:

Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm: điều tra, đánh giá, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, liên vùng; lập danh mục chất thải; xây dựng tiêu chí về công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của trung ương.

 

5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên; hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường các khu di sản thiên nhiên thuộc trách nhiệm của trung ương;

b) Đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của trung ương;

c) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của trung ương (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học);

d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động, kiểm kê phát thải khí nhà kính, đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành và cơ sở, lập danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực và cơ sở; xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, lĩnh vực; xây dựng báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực; phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính;

đ) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước;

Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về tăng cường hấp thụ khí nhà kính như sau:

Tăng cường hấp thụ khí nhà kính

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Có ý kiến bằng văn bản đối với việc đề xuất thực hiện các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính bảo đảm các mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Quản lý, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính;

c) Tổng hợp số liệu về hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi cả nước, xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần.

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp số liệu về hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi cả nước, xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần.

Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là những cơ sở như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

– Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

– Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

– Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

 

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG (ESE)
Số 05B Phổ Quang, Phường 02, Quận Tân Bình, TP.HCM
0938497066 – Ms.Tuyết

Bình luận

Tel: 090306 3599