Đóng menu x

An toàn công việc đào xúc – kiểm soát mối nguy tại công trình

An toàn công việc đào xúc – kiểm soát mối nguy tại công trình

An toàn công việc đào xúc – kiểm soát mối nguy tại công trình

Các mối nguy:
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn khi đào xúc là :
 Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố.
 Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống.
 Công nhân rơi xuống hố.
 Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ.
 Xe máy tiến tới quá sát miệng hố, đặt biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố;
 Ngạt thở hoặc nhiểm độc do những khí nặng như khí thải phun xuống hố, ví dụ như khí thải của động cơ diesel hay động cơ xăng.
• Biện pháp an toàn
 Mép hố, rãnh nên bạt bằng hoặc vát một góc an toàn, thương là 45°, hoặc gia cố bằng ván, cột chống hay các pương tiện thích hợp để đảm bảo không sạt lở.
 Kiểu gia cố tùy thuộc vào kiểu hố, rãnh, tính chất nền và mạch nước ngầm.
 Cần đảm bảo có đủ vật liệu để gia cố rãnh sẽ đào. Gia cố rãnh là việc cần làm ngay, không thể chần chừ, đào đến đâu gia cố đến đó. Như vậy cần cung cấp gỗ trong các công việc đào xúc, nhưng đối với hố sâu hơn 1,2m thì cần phải cung cấp đủ các lọai ván khung hoặc ván để gia cố thích hợp. Nếu nền nhão hoặc không ổn định thì ghép ván lại cho khít. Không nên làm việc khi rãnh chưa được gia cố.
 Chỉ những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự giám sát của tổ trưởng, kỹ thuật mới được lắp đặt, tháo dỡ hay thay cột chống. Nên lắp đặt cột chống tại tất cả chỗ nào có thể, trước khi đào tới đáy hố, và công việc này tốt nhất nên làm khi chiều sâu hố hoặc rãnh chưa tới 1,2m. Sau đó tiếp tục đặt cột chống đến khi đào tới đáy. Cần ý thức rằng thực hiện đầy đủ quy trình này sẽ góp phần quan trọng trong việc cứu những công nhân bị đất lở vùi lấp.
 Công nhân vẫn thường bị rơi xuống hố. Lập các rào cản ở độ cao vừa phải (khoảng 1m) sẽ ngăn ngừa loại tai nạn này . Các phương tiện gia cố rãnh thương cũng có thêm mục đích như vậy.
 Phòng ngừa người ngã xuống hố :
 Khi đào hố, hào sâu công nhân lên xuống hố, hào phải dùng thanh bắc chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống ở những nơi đã quy định.
 Không dược nhảy khi xuống, không được đu người lên vách hố, hào hay leo trèo theo kết cấu chống vách để lên.
 Khi phải đứng làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 450 mà chiều sâu hố, hào hoặc chiều cao mái dốc trên 3m hoặc khi độ đốc của mái đất nhỏ hơn 450 mà mái dốc lại trơn ướt thi công nhân phải đeo dây an toàn buộc vào cọc chắc chắn.
 Khi đào hố, hào ở nơi có nhiều người đi lại như bên cạnh đường đi, trong sân bãi, gần nơi làm việc, v.v. thì cách mép hố, hào 1m phải làm rào ngăn chắc chắn cao ít nhất 1m và có biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
 Để đi lại qua hố, hào phải bắc cầu nhỏ rộng ít nhất 0,8m đối với cầu đi lại một chiều và rộng 1,5m đối với cầu đi lại hai chiều, cầu có lan can bảo vệ chắc chắn cao 1m. Ban đêm phải có đèn chiếu sáng cầu.
 Phòng ngừa đất đá lăn rơi từ trên cao xuống hố, hào.
 Đất đá từ dưới đổ lên bờ phải để cách xa mép hố, hào ít nhất là 0,5m. Đống đất đổ lên bờ phải có độ dốc không quá 450 so với phương nằm ngang. Khi đào nếu có các tảng đá nhô ra khỏi mặt phẳng mái dốc cần phải phá bỏ đi từ phía trên.
 Trong lúc nghỉ giải lao mọi người không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố, hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván chắn cao 15cm.
 Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong phạm vi tầm quay của tay cầm máy đào.
 Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có người làm việc ở dưới.
 Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc.

 Khi đào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc có hiện tượng người chóng mặt, khó thở, nhức đầu,… thì phải ngừng ngay công việc mọi người phải ra xa chỗ đó hoặc phải lên bờ ngay để đề phòng nhiễm độc, chỉ khi nào đã xử lý xong, bảo đảm không còn hơi, khí độc hoặc nồng độ không còn nguy hiểm gì đến sức khoẻ thì mới tiếp tục thi công. Nếu phải làm việc trong điều kiện có hơi khi độc thì công nhân phải sử dụng mặt nạ chống hơi khí độc, bình thở, v.v.
 Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem có hơi khí độc không bằng dụng cụ (đồng hồ) xác định khí độc hoặc có thể thả chuột nhắt hoặc gà con xuống hố, hào để kểim tra. Nếu những con vật này vẫn bình thường, không có hiện tượng gì khả nghi chứng tỏ không khí dưới hố, hào không có hơi khí độc.
 Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát chúng bằng quạt gió, máy nén khí. Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn phát sinh.

 Kiểm tra
Việc kiểm tra cần do người có kiến thức làm, ít nhất là trước một ngày tại nơi sẽ tiến hành đào xúc. Sau đó mỗi tuần nên theo dõi nơi đó ít nhất một lần và người kiểm tra có trách nhiệm lập và lưu giữ biên bản.
 Những công trình lân cận:
Bất cứ chổ nào có thể, công việc đào xúc cần tránh không nên quá sâu và quá gần làm ảnh hưởng tới nền móng của các công trình kế bên. Sử dụng các biện pháp phòng chống như cột chống, v.v. để đề phòng sập lở khi thi công đào xúc
 Thành hố
Không nên lưu giữ hay di chuyển vật liệu và thiết bị gần miệng hố vì có thể gây nguy hiểm cho công nhân làm việc ở dưới do vật liệu rớt xuống, hoặc do tải nặng gần miệng hố gây sập các cột chống gia cố thành hố. Những đống đất đá và phế liệu nên để cách xa nơi đào xúc.
 Xe cơ giới:
Cần có đủ chỗ đậu và và vật cản xe hợp lý, để phòng xe cộ lao xuống hố khi đổ vật liệu hoặc gây nguy hiểm khi quay đầu
 Lối ra vào:
Cần đảm bảo có đầy đủ các phương tiện vào và thoát ra khỏi hố một cách an toàn như thang… điều này đặc biệt quan trọng bởi khi làm việc dưới độ sâu có thể bất chợt gặp lũ hay những yếu tố nguy hiểm khác. Lối thoát hiểm là hết sức cần thiết.
 Chiếu sáng:
Bố trí đủ ánh sáng ở nơi thi công đào xúc, đặt biệt là nơi vào và ra, những chỗ hổng của rào chắn bảo vệ.
 Công trình ngầm:

Trước khi đào, dù bằng tay hay bằng máy xúc, cần lưu ý các công trình ngầm dưới đất. Khi xây dựng phải luôn nhớ rằng có thể có đường dây điện, cống thoát nước, và đôi khi có đường ống hơi đốt ngầm sâu dưới đất. Những công trình này nhiều khi trông giống hệt nhau, bởi vậy cần tính đến khả năng xấu nhất : Đụng phải cáp điện có thể gây chết người, bị thương nặng do điện giật hoặc chập điện gây bỏng nặng; Vỡ đường ống hơi đốt gây cháy nổ, Vỡ ống nước hoặc cống ngầm gây úng ngập hoặc sập lở hố đào…
 Những điểm cần nhớ:
 Không làm việc cạnh mép rãnh ngay cả khi đã có gia cố.
 Hình thức bên ngoài dễ gây nhầm lẫn, vì vậy, cảm giác về độ nông của hố hoặc sự vững chắc của nền không phải là những thông số đủ để đánh giá sự an toàn.
 Các hố sâu trông có vẻ nguy hiểm, nhưng phần lớn tai nạn chết người lại xảy ra ở những rãnh sâu không tới 2,5m.
 Luôn đội mũ bảo hộ khi thi công đào
 Cáp điện ngầm:
Hàng năm đều có công

nhân bị bỏng nặng do khi đào đụng phải đường dây điện ngầm chưa ngắt điện. Trước khi tiến hành đào xúc hãy yêu cầu các quan chức ngành điện, quan chức địa phương hoặc nguời chủ công trình xây dựng cho xem sơ đồ đường dây diện ngầm. Ngay cả khi đã có sơ đồ cũng cần phải lưu ýcó một số đường dây không được đánh dấu trong sơ đồ hoặc không nằm chính xác ở nơi nó được đánh dấu vì đường cáp điện ít khi thẳng.
Hãy quan sát các cột đèn tín hiệu giao thông, đèn đường, bốt điện xung quanh – chúng thường được cấp điện qua cáp ngầm. Hãy sử dụng máy dò cáp nếu có. Cần lưu ý rằng, các cáp nằm gần nhau sẽ không phát tín hiện riêng rẽ trên máy. Một số kiểu cáp không dò được bằng máy định vị. Khi tìm ra cáp điện ngầm hãy báo ngay cho đốc công và công nhân bằng vạch phấn, sơn…, nếu nền đất quá mềm không thể dùng những phương pháp đó thì có thể dùng các cọc tiêu gỗ để đánh dấu . Tuyệt đối không dùng vật nhọn và sắc để đánh dấu. Khi đã xác dịnh vị trí tương đối của đường cáp, hãy dùng dụng cụ cầm tay như xẻng mai để đào lộ ra. Không nên dùng cuốc, xà beng. Cần theo dõi kĩ dấu hiệu cáp trong quá trình đào bới – thiết bị điện được cấp điện không phải chỉ bằng nữa mét cáp.

 Các công trình ngầm khác:
Tương tự như xử lí cáp điện ngầm, hãy yêu cầu người có trách nhiệm cung cấp sơ đồ đường cấp nước ngầm, đường ống khí đốt, đường cáp điện thoại ngầm…, sau đó sử dụng các biện pháp giống như đối với đường điện ngầm.
Không sử dụng máy xúc cách ống dẫn hơi đốt dưới nửa mét. Nếu ngửi thấy mùi gas, cần đảm bảo không có vật phát lửa như thuốc lá, động cơ d0ang họat động ở gần đó. Tránh xa khu vực rò rỉ, yêu cầu mọi người tản ra và thông báo với những người có trách nhiệm. Không để máy móc thiết bị nặng lên trên hoặc ở gần đường ống vì đường ống có thể vỡ.
Tất cả đường ống hoặc dây cáp phải được gia cố trước khi bắt đầu tiến hành đào xúc. Không được sử dụng chúng để gia cố thết bị cũng như làm phương tiện để vào và ra khỏi nơi đào xúc. Đảm bảo sau khi lấp rãnh có đường ống khí đốt thì đường ống đã được chèn chặt phía dưới để đề phòng ống võng có thể nứt hoặc vỡ.
 Những điểm cần nhớ:
Đào bằng tay phải rất cẩn thận vì đường cáp có thể nằm dưới mặt đất.
Dùng xẻng hoặc mai chứ không nên dùng cuốc hay xà beng, và không nên bập dụng cụ xuống đất.
Nếu thấy đường cáp nằm trong nền bê tông, không nên phá vỡ mà nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
Nếu cáp bị hư hại, cho dù rất nhẹ, cũng cần giữ thật sạch.
Không cởi trần khi làm việc. Mặc áo bảo hộ sẽ ngăn chặn một số trường hợp bỏng do tia lửa điện.
Ống nước và đường dây điện là những thứ thường gặp nhất vì vậy cần có giấy phép đào đất trước khi tiến hành.

Chưa có dữ liệu!

Bình luận

Tel: 090306 3599