Thực trạng và giải pháp đảm bảo an toàn cho người lao động
Tai nạn lao động luôn là một nguy cơ tồn tại thường xuyên đối với người lao động trong quá trình họ trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất. Hậu quả của tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, thu nhập của người lao động và còn khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị tác động bởi chi phí bồi thường. Ở ý nghĩa rộng hơn, việc để xảy ra tai nạn lao động gây ra những tác động tiêu cực tới uy tín doanh nghiệp và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho người lao động cần được thực hiện đồng bộ và có sự chung tay đóng góp trách nhiệm của cá nhân người lao động, người sử dụng lao động và cả cộng đồng.
Thực tế cho thấy, công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động những năm gần đây đã được các cấp các ngành và nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Thông qua các Tuần lễ An toàn, vệ sinh lao động và nhiều chương trình hành động, người lao động từng bước được trang bị kĩ năng, nâng cao nhận thức nhằm chủ động có những biện pháp đảm bảo an toàn cho mình và người khác. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ và các biện pháp quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nên theo số liệu thống kê từ thực tế thì trong những năm vừa qua số vụ, số người bị tai nạn lao động có dấu hiệu tăng lên, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác than và đóng tàu.
Qua số liệu phân tích, Cục An toàn lao động cho biết: nguyên nhân chủ yếu của tai nạn lao động là do sự quản lý thiếu chặt chẽ của người sử dụng lao động (chiếm 42,1%), bao gồm cả việc không tuân thủ đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng bảo hộ lao động hợp quy chuẩn, trong khi đó, nguyên nhân xuất phát từ sự bất cẩn của người lao động cũng chiếm một tỉ lệ tương đối cao (17,3%).
Từ thực tế trên cho thấy để công tác đảm bảo an tòa cho người lao động thực sự mang lại hiệu thì trước hết người alo động phải tự trang bị cho mình ý thức phòng tránh các nguy cơ gây mất an toàn. Không những vậy, bản thân người lao động cần phải nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động để có thể từ chối làm việc trong những điều kiện không bảo đảm an toàn. Trường hợp xảy ra tai nạn, người lao động có căn cứ để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện bồi thường theo đúng qui định của nhà nước và pháp luật.
Cùng với đó, các chuyên gia về an toàn lao động nhấn mạnh vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua các qui định, nghị định và các văn bản pháp luật, nhà nước đưa ra các biện pháp, chế tài phù hợp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động. Công tác kiểm tra, rà soát việc thực hiện an toàn lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn. Huy vọng với sự đồng bộ này, tình hình tai nạn lao động trong những năm tới ở nước ta sẽ được hạn chế một cách tối đa.
Bình luận