Đóng menu x

Thiết kế hệ thống khí chữa cháy HFC 227ea

Thiết kế hệ thống khí chữa cháy HFC 227ea

Thiết kế hệ thống khí chữa cháy HFC 227ea được qui định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lí và thiết kế hệ thống – Phần 9: Khí chữa cháy HFC – 227ea

TCVN 7161-9: 2009 thay thế TCVN 7161-9:2009

TCVN 7161-9: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 14520-9 : 2006.

TCVN 7161-9: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu riêng cho khí chữa cháy HFC 227ea dùng trong các hệ thống chữa cháy dùng khí. Tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung chi tiết về tính chất vật lý, đặc tính kỹ thuật, sử dụng và an toàn và áp dụng cho các hệ thống làm việc ở các áp suất danh nghĩa 25 bar và 42 bar được tăng áp với nitơ.

Tiêu chuẩn này không ngăn cấm việc áp dụng khí chữa cháy HFC 227ea cho các hệ thống khác.

Thiết kế hệ thống khí chữa cháy HFC 227ea

  •  Mật độ nạp

Mật độ nạp của bình chứa không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 8 và Bảng 9 đối với các hệ thống 25 bar và 42 bar tương ứng.

Sự vượt quá mật độ nạp tối đa có thể làm cho bình chứa trở nên “đầy lỏng” và dẫn đến tình trạng áp suất tăng lên rất cao trong khi nhiệt độ tăng lên không đáng kể, ảnh hưởng có hại đến tính toàn vẹn của cụm bình chứa.

Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ được giới thiệu trên Hình 1 và Hình 2 cho các mức khác nhau của mật độ nạp.

Bảng 8 – Đặc tính của bình chứa khí HFC 227 ea – Loại 25 bar

Tính chất

Đơn vị

Giá trị

Mật độ nạp tối đa

kg/m3

1150

Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa ở 50 °C

bar a,b

34

Độ tăng áp ở 21 °C

bar a,b

25

Nên tham khảo Hình 1 để có thêm dữ liệu về quan hệ áp suất/nhiệt độ

a Áp kế

b 1 bar = 0,1 MPa = 105 Pa; 1 MPa = 1 N/mm2

Bảng 9 – Đặc tính của bình chứa khí HFC 227 ea – Loại 42 bar

Tính chất

Đơn vị

Giá trị

Mật độ nạp tối đa

kg/m3

1150

Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa ở 50 °C

bar a,b

53

Độ tăng áp ở 21 °C

bar a,b

42

Nên tham khảo Hình 2 để có thêm dữ liệu về quan hệ áp suất/nhiệt độ

a Tuyệt đối

b 1 bar = 0,1 MPa = 105 Pa; 1 MPa = 1 N/mm2

  • Áp suất nén cực đại

Các bình chứa phải được tăng áp với nitơ có hàm lượng ẩm không lớn hơn 60 x 10-6 theo khối lượng tới áp suất cân bằng () bar hoặc () bar ở nhiệt độ 21 °C .

  • Lượng khí chữa cháy

Lượng khí chữa cháy phải là nhỏ nhất theo yêu cầu để đạt được nồng độ thiết kế trong thể tích khu vực nguy hiểm ở nhiệt độ nhỏ nhất được xác định khi sử dụng Bảng 3 và phương pháp theo TCVN 7161-1 điều 7.6.

Các nồng độ thiết kế phải là các nồng độ được qui định cho các khu vực nguy hiểm có liên quan trong Bảng 4, bao gồm hệ số an toàn 1,3 cho nồng độ chữa cháy. Nên xem xét đến việc tăng hệ số này cho các khu vực nguy hiểm riêng trong khi xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền có liên quan.

Các giá trị mật độ tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m3)

CHÚ GIẢI

X nhiệt độ, °C

Y áp suất, bar

Hình 1 – Đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với HFC 227 ea – được tăng áp bằng nitơ đến 25 bar ở 21 °C

Các giá trị mật độ tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m3)

CHÚ GIẢI

X nhiệt độ, °C

Y áp suất, bar

Hình 2 – Đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với HFC 227 ea – được tăng áp bằng nitơ đến 42 bar ở 21 °C

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

 

 

 

 

Chưa có dữ liệu!

Bình luận

Tel: 090306 3599