Sự khác nhau giữa luật bảo vệ môi trường và luận tài nguyên nước
Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng luật bảo vệ môi trường hay luật tài nguyên nước?
Câu hỏi:
Cơ sở của tôi làm chế biến thức ăn gia súc từ trước năm 1993, nhưng đến năm 2010 tôi mới làm giấy phép đăng ký kinh doanh. Từ trước đến giờ tôi vẫn chưa thực hiện thủ tục đăng ký môi trường nào (như bản cam kết bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuản môi trường, bản báo cáo đánh giá tác động môi trường). như vậy hiện nay tôi có cần thực hiện các thủ tục lập bản cam kết bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hay đánh giá tác động môi trường không? và tôi có bị xử phạt gì về lĩnh vực môi trường hay không? hiện cơ sở của tôi đang xả nước thải chế biến trực tiếp ra suối, nếu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường muốn xử phạt cơ sở của tôi thì cơ quan đó phải lấy mẫu và đưa đi phân tích phải không? Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng luật bảo vệ môi trường hay luật tài nguyên nước? (Nguyễn Việt Hùng, 48 tuổi, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, Lai Châu)
Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu trả lời như sau:
1. Ý thứ nhất: Chủ cơ sở đang hoạt động, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc cam kết bảo vệ môi trường được chấp thuận, bây giờ có cần làm thủ tục này không?
– Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 có quy định tại Điểm 101, Phụ lục 2 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường quy định “Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản, phụ phẩm thủy sản có công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên” phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt (nộp hồ sơ tại cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định là Sở Tài nguyên và Môi trường), các cơ sở có công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm thì lập cam kết bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện để được chấp thuận (nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường), thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường trước khi trước khi dự án đi vào hoạt động. Nhưng lúc này, cơ sở của ông đã đi vào hoạt động nên có thể áp dụng Điều khoản chuyển tiếp quy định tại Khoản 3, Điều 39 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định, trong vòng 02 năm kể từ khi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 05/6/2011 đến 05/6/2013), các đối tượng này được phép hoàn tất thủ tục, hồ sơ pháp lý về môi trường.
– Ngày 07/5/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1670/BTNMT-TCMT yêu cầu không tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản sau ngày 05/6/2013. Theo đó, những cơ sở như của ông Nguyễn Việt Hùng không được phép lập hồ sơ xin cấp phép về môi trường, mà yêu cầu các cơ sở phải thực hiện biện pháp quản lý chất thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn…phát sinh trong quá trình hoạt động, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sau khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động nhưng không có hồ sơ cấp phép về môi trường như trường hợp của ông Nguyễn Việt Hùng, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có thông báo cụ thể sau.
2. Ý thứ 2: Có bị xử phạt về môi trường không? Xin trả lời là có, mức xử phạt cụ thể tuỳ theo quy mô công suất quy định tại Điều 12 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Ý thứ 3. Cơ sở xả trực tiếp ra suối, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường muốn xử phạt cơ sở thì có phải lấy mẫu và đưa đi phân tích không: Áp dụng Điểm c, Khoản 2 hoặc Khoản 3 (tuỳ theo quy mô công suất) của Điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP, không cần phân tích mẫu đã có thể xử phạt vi phạm của cơ sở ông Nguyễn Việt Hùng với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải.
4. Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng Luật Bảo vệ môi trường hay Luật Tài nguyên nước: Xin trả lời là sẽ bị xử lý theo cả 02 Luật trên, cụ thể: Quy định về bảo vệ môi trường với hành vi: Không có công trình xử lý nước thải (như vừa nêu trên), xả thải vượt quy chuẩn cho phép (xử lỗi vi phạm này phải có phân tích mẫu nước thải, mức xử phạt cụ thể quy định tại Điều 13, 14 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP) và xử phạt hành vi xả nước thải chưa có giấy phép theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
Link tham khảo: https://dwrm.gov.vn
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận