Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương được ghi rõ theo điều 15 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016. Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi Tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Điều 15. Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
- Sau khi có quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần Đoàn Điều tra tai nạn lao động tham gia Điều tra tai nạn lao động;
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động đến ngay nơi xảy ra tai nạn, yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh tiến hành Điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn;
- Thực hiện nội dung như quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định này;
- Thành viên dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; trường hợp vụ tai nạn lao động được Điều tra theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này thì đồng thời phải gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường
Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận