Đóng menu x

Quy định về kho vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản

Yêu cầu đối với nhà xưởng kho chứa hóa chất: Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

Quy định về kho vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản

Quy định về kho vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp được quy định trong QCVN 01:2019/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019.
Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 02:2008/BCT và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 01:2012/BCT. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; bảo quản tiền chất thuốc nổ.

Quy định đối với nhà xưởng sản xuất VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Phải được xây dựng bằng vật liệu không cháy và đảm bảo về PCCC theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD.
2. Phải được thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.
3. Phải có cửa thoát nạn dễ nhận biết với số lượng không nhỏ hơn 02 và phải đảm bảo khoảng cách từ cửa đến điểm xa nhất trong nhà không quá 15 m. Cửa thoát nạn có kích thước không nhỏ hơn 1,2 m x 2,2 m và tại mỗi cửa thoát nạn phải có đèn chỉ dẫn thoát nạn, hướng dẫn thoát nạn. Cánh cửa thoát nạn phải mở theo hướng thoát trực tiếp ra ngoài nhà.
4. Sàn nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo luôn khô ráo, không trơn, trượt, không có khe nứt, lỗ rỗng, cao hơn mặt bằng xung quanh từ 0,2 m trở lên, được làm hoặc phủ bằng vật liệu không cháy, không thấm nước và không bị ăn mòn khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất là thuốc nổ hoặc tiền chất thuốc nổ. Xung quanh nhà xưởng phải có hệ thống rãnh thoát nước, đảm bảo không bị ngập.

Quy định về kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Quy định về phân loại kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
a) Theo mức độ che phủ, kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP được chia thành:
– Kho nổi là kho đặt trên mặt đất, không có lớp che phủ sát với tường kho bằng đất hoặc các loại vật liệu tương đương;
– Kho ngầm là kho có lớp đất hoặc các loại vật liệu tương đương che phủ hoàn toàn và sát với tường kho. Chiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 1,0 m;
– Kho hầm lò là kho ngầm có chiều dày lớp phủ lớn hơn 15 m, gồm các buồng chứa VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP và các buồng phụ trợ nối thông với nhau bằng các đường lò;
– Kho nửa ngầm là kho có phần nóc hoặc cửa kho hoặc phần bất kỳ của kho không được che phủ sát với tường kho bằng đất hoặc các loại vật liệu tương đương; chiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 1,0 m.
b) Theo kết cấu xây dựng, các kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP được chia thành:
– Kho cố định là kho có kết cấu vững chắc không di chuyển được;
– Kho lưu động là kho có thể di chuyển được bao gồm các hòm, thùng chứa, container hoặc các kết cấu tương đương.
c) Theo nhiệm vụ, các kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP được chia thành:
– Kho dự trữ là kho dự trữ quốc gia, kho dự trữ lưu thông và kho dự trữ của các tổ chức sản xuất;
– Kho tiêu thụ là kho cấp phát VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP để sử dụng.
2. Chỉ được sử dụng kho cố định làm kho dự trữ và chỉ được mở hòm VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP tại vị trí nằm bên ngoài ụ bảo vệ của nhà kho hoặc cách nhà kho lớn hơn 50 m.
3. Phải trang bị điện thoại tại các trạm gác của kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP để đảm bảo liên lạc giữa các trạm gác với lãnh đạo tổ chức sử dụng kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, cơ quan PCCC, công an địa phương.
4. Kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP phải có mái che, cửa kín và luôn được khóa chắc chắn trừ khi cấp phát, kiểm tra. Đối với trường hợp nghỉ lễ hoặc tạm thời không sử dụng kho từ 12 giờ trở lên cửa phải được kẹp chì hoặc niêm phong. Kẹp chì, dấu niêm phong phải do người được giao quản lý kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP quản lý và phải có mẫu lưu tại trụ sở chính của tổ chức quản lý kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP.
5. Phải lập lý lịch kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP theo quy định tại Phụ lục 9 của Quy chuẩn .
6. Sức chứa tối đa của kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
a) Sức chứa lớn nhất của 01 nhà kho cố định không được lớn hơn:
– 60 tấn thuốc nổ đối với trường hợp chứa thuốc nổ nhóm A;
– 120 tấn thuốc nổ đối với trường hợp chứa thuốc nổ nhóm khác, trừ nhóm A, S.
b) Sức chứa lớn nhất của cụm kho dự trữ không được lớn hơn 3.000 tấn thuốc nổ, 7.500.000 kíp nổ, 1.500.000 m dây nổ.
c) Sức chứa lớn nhất của cụm kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không được lớn hơn 720 tấn thuốc nổ, 500.000 kíp nổ, 300.000 m dây nổ.
d) Sức chứa lớn nhất của 01 kho lưu động không được lớn hơn 30 tấn thuốc nổ; sức chứa lớn nhất của cụm kho lưu động không được vượt quá 75 tấn thuốc nổ, 100.000 kíp nổ, 50.000 m dây nổ;
đ) Sức chứa lớn nhất của 01 kho ngầm, kho hầm lò không được lớn hơn lượng tiêu thụ trong 07 ngày đêm đối với thuốc nổ và 12 ngày đêm đối với phụ kiện nổ. Trong mỗi buồng không được chứa lớn hơn 2,0 tấn thuốc nổ. Trong mỗi ngách không được chứa lớn hơn 400 kg thuốc nổ hoặc 15.000 kíp nổ.
7. Bảo quản VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP trong cùng một kho
a) Cho phép bảo quản chung các nhóm VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP tương thích trong 01 nhà kho hoặc trong 01 buồng chứa. Bảng các nhóm VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP tương thích quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.
b) Không được bảo quản chung các nhóm VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP không tương thích trong 01 nhà kho hoặc 01 buồng chứa hoặc 01 hòm, thùng chứa. Các buồng được ngăn cách bằng bức tường dày không nhỏ hơn 22 cm và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 min hoặc ngăn cách bằng vách có vật liệu tương đương.
c) Trường hợp bảo quản VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP không tương thích trong các buồng sát nhau của 01 nhà kho, các hòm kíp nổ, đạn khoan phục vụ thăm dò khai thác dầu khí phải đặt trên giá và đặt gần tường phía ngoài (tường đối diện với tường ngăn cách buồng chứa thuốc nổ). Khối lượng VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP trong 01 buồng chứa không được lớn hơn 03 tấn thuốc nổ hoặc 1.000 viên đạn khoan phục vụ thăm dò khai thác dầu khí hoặc 10.000 kíp nổ.
8. Tại khu vực kho tiêu thụ chỉ được cậy mở hoặc đóng lại các hòm chứa VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP làm bằng gỗ tại vị trí cách nhà kho không nhỏ hơn 15 m. Đối với các kho kiểu hầm lò chỉ được cậy mở hoặc đóng lại các hòm chứa VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP làm bằng gỗ tại vị trí cách ngách, buồng chứa VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP không nhỏ hơn 15 m. Việc cấp phát VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP chỉ được tiến hành trong buồng đệm của nhà kho hoặc trong buồng cấp phát VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP. Trường hợp chỉ có 01 buồng cấp phát VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, phải thực hiện cấp phát thuốc nổ riêng và cấp phát kíp nổ riêng, không được để chung kíp nổ và thuốc nổ trong buồng cấp phát.
Phải sử dụng bàn có lót tấm cao su hoặc vật liệu tương đương dày 3,0 mm, xung quanh bàn phải có gờ bằng gỗ cao 2,0 cm để cấp phát kíp nổ. Phải có bàn riêng để cắt dây nổ, dây cháy chậm.
Trường hợp kho lưu động không có buồng đệm hoặc buồng cấp phát, việc cấp phát kíp nổ rời phải thực hiện tại nơi cách xa kho lớn hơn 15 m.
9. Phải đặt biển báo “Nguy hiểm – Cấm lửa” tại vị trí cách kho lớn hơn 50 m trên các đường vào nơi bảo quản VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP.
10. Kho bảo quản VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP phải cách xa đường điện cao áp trên không không nhỏ hơn 30 m theo chiều thẳng đứng tính từ điểm bất kỳ của nhà kho và phải có thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu công trình truyền tải điện trong trường hợp không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn này.
Đường dây cao áp đi ngầm trong khu vực kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP phải tuân theo quy định của pháp luật về hành lang an toàn lưới điện cao áp.
11. Phương tiện sử dụng động cơ đốt trong để vận chuyển, bốc dỡ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP trong kho chứa VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP phải có cơ cấu dập tàn lửa từ ống xả và bộ phận che kín các bề mặt nóng, nhiệt độ cao. Đối với phương tiện vận chuyển, bốc dỡ sử dụng nguồn điện ắc quy, hệ thống điện phải thuộc loại phòng nổ hoặc được làm kín đạt chuẩn cấp bảo vệ IP từ 54 trở lên đối với các thiết bị điện không phải loại phòng nổ. Hết ca làm việc, không được để các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ trong kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, phải di chuyển ra ngoài nhà kho với khoảng cách không nhỏ hơn 50 m.
12. Không được đặt các thiết bị đốt điện hoặc đốt nhiên liệu hóa thạch, gỗ cách nhà kho VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP nhỏ hơn 50 m. Phải có bộ phận thu tàn lửa từ ống xả thiết bị đốt nhiên liệu hóa thạch, gỗ.
13. Cho phép sử dụng đèn pin, đèn ắc quy dạng phòng nổ để chiếu sáng trong kho khi kiểm tra an toàn, hướng dẫn xuất nhập trong điều kiện không đủ ánh sáng. Điện áp của đèn pin, ắc quy không được lớn hơn 12 V. Sau khi kết thúc quá trình làm việc phải đưa đèn pin, đèn ắc quy ra ngoài khu vực kho theo quy định.
14. Những yêu cầu cụ thể đối với từng loại kho và sắp xếp VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP trong kho được quy định tại Phụ lục 10 của Quy chuẩn này.

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 01 01 40 (Ms.Trâm) – 0938 040 020 (Ms.Chi)

ngoctram@ungphosuco.vn – khanhchi@ungphosuco.vn

trungtam@ungphosuco.vn

Bình luận

Tel: 090306 3599