Quy định chung về hệ thống báo cháy
Quy định chung về hệ thống báo cháy được quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006 ISO 7240-1:2005 Hệ thống báo cháy Phần 1: Quy định chung và định nghĩa
TCVN 7568-1 : 2006 hoàn toàn tương đương ISO 7240-1 : 2005.
TCVN 7568-1 : 2006 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn và định nghĩa chung được sử dụng để mô tả thiết bị của hệ thống báo cháy, các thử nghiệm và yêu cầu kỹ thuật trong các phần khác của TCVN 7568.
Quy định chung về hệ thống báo cháy
- Mục đích của hệ thống báo cháy là nhằm phát hiện cháy ở thời điểm sớm nhất và phát ra tín hiệu báo động để thực hiện những hành động thích hợp (ví dụ: sơ tán người, báo cho tổ chức chữa cháy, khởi động thiết bị chữa cháy, điều khiển cửa thoát khói, van chặn).
Hệ thống báo cháy có thể hoạt động được bằng thiết bị phát hiện tự động hoặc bằng tay.
- Những quy định trong tiêu chuẩn này dùng để hướng dẫn cho việc thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy.
- Hệ thống báo cháy phải:
– phát hiện nhanh chóng kịp thời để thực hiện những chức năng dự tính cho hệ thống;
– truyền chính xác các tín hiệu phát hiện cháy đến thiết bị chỉ báo và kiểm soát, nếu thích hợp, truyền đến trạm nhận báo động cháy;
– chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động cháy rõ ràng để tập trung sự chú ý của mọi người ngay lập tức và không nhầm lẫn;
– không nhạy cảm với những hiện tượng khác ngoài những hiện tượng mà chức năng của hệ thống phải phát hiện;
– báo hiệu ngay lập tức và rõ ràng bất kỳ một lỗi nào phát hiện được mà có thể gây tác hại cho sự hoạt động chính xác của hệ thống.
- Hệ thống báo cháy không được:
– bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một hệ thống khác liên kết hoặc không liên kết với nó;
– bị ngừng làm việc một phần hay toàn bộ do cháy hay hiện tượng mà nó được thiết kế để phát hiện trước khi cháy hoặc hiện tượng đã được phát hiện.
- Hệ thống phát hiện và báo cháy phải là một hệ thống tin cậy. Một hệ thống được coi là tin cậy khi nó thực hiện chức năng của mình không sai sót hoặc bỏ sót.
- Sự phù hợp của các bộ phận trong hệ thống báo cháy với những quy định trong TCVN 7568 không nhất thiết phải đảm bảo tính tương hợp giữa các bộ phận đó với nhau. Điều này chỉ được quan tâm khi thiết kế toàn bộ hệ thống. Sự hoạt động hợp lý của hệ thống đã lắp đặt được khẳng định bằng thử nghiệm sau khi hoàn thành việc lắp đặt.
- Bất kỳ lỗi nào của một bộ phận của hệ thống phát, hiện và báo cháy cũng không được gây ra các lỗi tiếp theo của hệ thống như là mối nguy hiểm cho toàn bộ hay gián tiếp bên ngoài hệ thống.
Hình 1 – Hệ thống báo cháy
CHÚ DẪN:
A- Đầu báo cháy
B – Trung tâm báo cháy (Thiết bị kiểm soát và chỉ thị)
c – Thiết bị phát tín hiệu báo cháy
D – Hộp nút ấn báo động cháy bằng tay
E – Thiết bị truyền tín hiệu báo cháy
F – Trạm tiếp nhận tín hiệu báo cháy
G – Thiết bị điều khiển chữa cháy tự động
H – Thiết bị chữa cháy tự động
J – Thiết bị truyền tín hiệu báo lỗi
K – Trạm thu nhận tín hiệu báo lỗi
L – Nguồn cung cấp năng lượng
CHÚ THÍCH: Việc truyền và nhận tín hiệu báo động cháy và tín hiệu báo lỗi từ những thiết bị bảo vệ trên có thể được đảm bảo qua kênh thông tin liên lạc chung (nghĩa là các bộ phận E và J, F và K có thể được kết hợp).
Kí hiệu đường bao ngoài được hiểu như sau:
——— Thiết bị và các bộ phận kèm theo luôn luôn phải có trong hệ thống báo cháy tự động.
– – – – – – Thiết bị và các bộ phận kèm theo có thể có trong hệ thống báo cháy tự động.
Nhóm X : Thiết bị cần thiết cho cảnh báo cục bộ.
Nhóm Y : Thiết bị bổ sung cần thiết để có trợ giúp bên ngoài.
Nhóm Z: Thiết bị bổ sung cần thiết cho thiết bị chữa cháy tự động cục bộ.
Hình 2 – Hệ thống âm thanh báo động khẩn cấp
CHÚ DẪN:
C1 Hệ thống phát hiện khẩn cấp (cũng là hệ thống báo cháy)
C2 Hộp nút ấn báo động cháy bằng tay
C3 Hệ thống âm thanh của trung tâm báo cháy
C4 Loa
C5 Thiết bị cảnh báo nhìn thấy được
C6 Thiết bị cảnh báo sờ mó được
C7 Nguồn cung cấp năng lượng (có thể cũng là bộ phận L trên Hình 1)
Ký hiệu đường báo ngoài được hiểu như sau:
———Thiết bị và các bộ phận kèm theo luôn luôn phải có trong hệ thống âm thanh báo động khẩn cấp
– – – – – Thiết bị và các bộ phận kèm theo có thể có trong hệ thống âm thanh báo động khẩn cấp
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động
Bình luận