Phụ lục B: Qui định về thử áp suất rò rỉ của bình chữa cháy xách tay và xe đẩy bình chữa cháy
Phụ lục B về Thử áp suất rò rỉ được qui định tại Phụ lục B Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – ISO 11602-2:2000 – Phòng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng
TCVN 7435-2:2004 hoàn toàn tương đương với ISO 11602-2:2000
TCVN 7435-2:2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 21 Thiết bị Phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc lựa chọn và bố trí bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 7435-1.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống được lắp cố định để dập tắt đám cháy, mặc dù các bộ phận của hệ thống có thể di chuyển được (như vòi phun, lăng phun chữa cháy được lắp vào hệ thống cung cấp chất chữa cháy).Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bình và xe chữa cháy trên máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông đường bộ.
Phụ lục B về Thử áp suất rò rỉ
- Quy định chung
Phụ lục này đưa ra phương pháp thử áp suất rò rỉ của bình chịu áp lực chữa cháy. Trong khi không loại trừ khả năng sử dụng các quy trình tương đương, phải xem xét kỹ lưỡng các phương pháp được lựa chọn dưới góc độ của sự nguy hiểm vốn có.
- Thiết bị thử
– Thử áp suất rò rỉ bằng thuỷ lực
Cảnh báo: Nếu không khí hoặc khí được sử dụng như môi chất duy nhất để thử áp lực, hoặc nếu toàn bộ không khí không bị đuổi hết khỏi bình trước khi thử thuỷ lực, các bình chữa cháy bị loại sẽ rất nguy hiểm và có sức nổ mạnh.
– Các thiết bị để kiểm tra bình áp lực cao và chai khí đẩy phải là loại áo nước đạt các quy định quốc gia tương ứng.
– Cụm vòi phun của bình chữa cháy các bon dioxit phải thử thuỷ lực trong thiết bị có hộp bảo vệ.
– Thiết bị dùng cho thử áp suất thấp bao gồm các loại sau:
+ Bơm thử thuỷ lực, vận hành bằng tay hoặc tự động, phải có khả năng tạo ra áp suất không nhỏ hơn 150% áp suất thử, phải bao gồm van kiểm tra và phụ tùng thích hợp;
+ Bộ mềm gắn với bơm thử. Bơm phải được trang bị các phụ tùng cần thiết gắn với tấm ngăn (của bình chữa cháy );
+ Hộp bảo vệ hoặc thanh chắn để bảo vệ người, được thiết kế để quan sát bằng mắt bình chữa cháy đang thử.
Hình B.1 đưa ra hộp thử thuỷ lực di động, áp suất thấp được thiết kế để bảo vệ người thực hiện thử trong khi hoạt động. Thiết bị này được sử dụng cho thuỷ lực bình chữa cháy áp suất thấp. Thiết bị này không được sử dụng để sử dụng để thử thuỷ lực áp suất cao. Hộp thử không được neo chặt vào nền trong khi tiến hành thử. Các hộp này do các người sản xuất kim loại chế tạo.
– Phải có thiết bị để sấy tất cả các loại bình chữa cháy không phải loại gốc nước đã qua thử thủy lực.
– Quy trình thử
– Phải kiểm tra bên trong trước khi thử thuỷ lực
– Thử thuỷ lực bình áp lực và chai khí đẩy theo TCVN 6154:1996 và TCVN 6166: 1996
– Quy trình thử bình áp suất thấp như sau:
+ Tất cả các van, chi tiết bên trong và cụm vòi phun chữa cháy phải được tháo ra và bình là bình rỗng.
Lưu ý: Đối với một số bình chữa cháy bằng bột (sử dụng chai khí đẩy), người ta sản xuất có thể khuyến nghị không phải tháo các chi tiết bên trong.
+ Tất cả các loại bình chữa cháy bằng bột phải có dấu hiệu đã xả hết các chất chữa cháy bên trong bình trước khi nạp nước.
+ Trên tất cả các bình chữa cháy bằng bột có chai khí đẩy có khung đỡ ngoài để tạo áp suất xả, phải tháo chai khí đẩy (và một số bình chứa chai khí đẩy) và nút bịt thích hợp gắn vào lỗ trên bình ở nơi tháo ra.
+ Tất cả các xe đẩy chữa cháy được trang bị khoá ngắt ở đầu phun ra của vòi phun phải có vòi (đồng bộ với đầu nối vòi nhưng không có lăng phun) khi thử được tháo ra và thử riêng.
Khi bảo dưỡng hoặc thử thuỷ lực xe đẩy chữa cháy được trang bị bộ phận điều khiển, phải tách bộ điều khiển hoặc vòi áp suất thấp khỏi thùng chứa chất chữa cháy.
+ ở tất cả các xe đẩy chữa cháy bằng bột có áp suất nén trực tiếp, cụm đầu phải được tháo và lắp lại trong hộp thử thích hợp.
+ Khi đó nối vòi của bơm thuỷ lực bằng bộ nối mềm với lăng phun, bộ cụm vòi phun, mũ thử, hoặc phụ tùng thử nếu thích hợp. Trong trường hợp xe đẩy chữa cháy, quy trình và phụ tùng phải theo khuyến nghị của người sản xuất.
+ Khi đặt bình chữa cháy và hộp thử bảo vệ hoặc trong trường hợp đối với xe đẩy chữa cháy, đặt ở phía sau tấm chắn bảo vệ trước khi nén áp suất thử.
+ Bật bơm thử cấp nước vào bình và nạp nước đến đỉnh của vòng đệm bình.
+ Đối với bình chữa cháy thử được lắp nắp bảo vệ, nắp này phải được vặn kín từ từ trong khi việc cấp nước để mở. Khi tất cả không khí còn tồn trong bình được hút hết và sau khi nước nổi lên thì nắp phải được vặn khít hoàn toàn.
+ Sau đó đặt áp suất ở tốc độ tăng áp sao cho áp suất thử đạt được trong thời gian không ít hơn 30s. Duy trì áp suất thử này ít nhất 30s. Quan sát trong thời gian đó để phát hiện bất kỳ sự biến dạng (méo mó) hoặc rò rỉ của vỏ bình chữa cháy.
+ Nếu không phát hiện sự biến dạng hoặc rò rỉ và nếu áp suất thử không giảm, xả áp suất trong bình chữa cháy. Bình chữa cháy được xem là thử thuỷ lực đạt yêu cầu.
+ Tất cả các dấu vết và hơi ẩm phải được loại bỏ khỏi tất cả các bình dùng bột và halon bằng cách sấy bình. Nếu sử dụng dòng không khí nóng, nhiệt độ bên trong bình không được vượt quá 660C.
+ Chủ sở hữu phải phá huỷ tất cả các bình khí thuỷ lực không đạt hoặc được phá huỷ theo chỉ dẫn của họ.
– Quy trình thử cụm vòi chữa cháy phải thử thuỷ lực như sau:
+ Phải tháo lăng phun khỏi cụm vòi chữa cháy mà không tháo bất kỳ bộ nối vòi nào
+ Đối với bình dùng bột, phải loại bỏ hết bột.
+ Sau đó đặt cụm vòi chữa cháy vào thiết bị bảo v#, mà thiết kế cho phép quan sát phép thử bằng mắt. Người tiến hành thử cụm vòi chữa cháy phải giữ khoảng cách an toàn với vòi được thử.
+ Vòi phải chứa đầy nước trước khi thử.
+ Sau đó đặt áp suất ở tốc độ tăng áp suất đạt tới áp suất thử trong thời gian 1 áp min. Áp suất thử phải được duy trì trong 1 min. Quan sát để phất hiện sự biến dạng hoặc rò rỉ.
+ Nếu không phát hiện sự biến dạng và rò rỉ, hoặc áp suất thử không giảm hoặc các bộ nối không di chuyển, thì áp suất được xả bỏ. Cụm vòi chữa cháy này được xem là thử thuỷ lực đạt yêu cầu.
+ Cụm vòi chữa cháy khi thử thuỷ lực đạt yêu cầu phải được làm khô hoàn toàn bên trong. Nếu sử dụng nhiệt để sấy, nhiệt độ không quá 660C.
+ Cụm vòi chữa cháy không đạt khi thử thuỷ lực phải bị phá huỷ.
- Ghi biên bản thử
– Loại bình áp suất cao
Đối với chai chứa khí và chai chứa khí đẩy áp suất cao đã đạt khi thử thuỷ lực, phải đóng nhãn ghi tháng, năm và số nhận biết của thanh tra viên lên bình theo quy định của TCVN 6156:1996 . Một điều quan trọng là chỉ đóng nhãn ở vai, đỉnh, cổ hoặc chân (nếu được trang bị) bình.
– Loại bình áp suất thấp
Thân bình chữa cháy qua thử thuỷ lực phải có thông tin thử được ghi trên tấm nhãn bền vững. Tấm nhãn này được gắn lên bình bằng công nghệ không nóng. Tấm nhãn này tự huỷ khi tháo khỏi thân bình chữa cháy. Tấm nhãn này bao gồm các thông tin sau:
– Tháng, năm tiến hành thử;
– Áp suất thử;
– Tên người hoặc cơ quan tiến hành thử;
– Cụm vòi chữa cháy đạt yêu cầu khi thử thuỷ lực không phải ghi biên bản thử.
Chú thích:
1 Tấm khoá 10cm x 7,5 cm
2 Bản lề phẳng
3 Chốt gài
4 Lưới kim loại dàn rộng, phẳng, dày 1,5cm, cỡ 16-18
5 Khung 1,5 cm trên tất cả các cạnh
6 Tấm khoá và chốt giữ
7 Tay xách
8 Lỗ vòi
Hình B.1 – Ví dụ hộp thử thuỷ lực xách tay áp suất thấp
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19000340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động
Bình luận