Đóng menu x

Hướng dẫn phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ như thế nào ?

Hướng dẫn phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ như thế nào ?

Theo sổ tay hướng dẫn phòng chống lụt bão, hướng dẫn phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất vùng đồng bằng duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ gồm những thông tin sau:

I. ĐẶC ĐIỂM LŨ

Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, mùa lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Các sông ở khu vực này có hệ thống đê ngăn lũ thấp hoặc chưa có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng, biên độ dao động lớn.

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và miền Đông Nam bộ là “Né tránh và thích nghi”.

Giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cơ bản là: chú trọng xây dựng qui hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông, trong đó chú trọng đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ…

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương. Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và tận dụng được điều kiện tự nhiên trên đất liền, trên biển.

Các giải pháp ngăn lũ, ngăn mặn, điều tiết nguồn nước bao gồm: thực hiện chương trình củng cố công trình đê điều, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự nhiên để ngăn nước sông, biển, ngăn mặn; xây dựng phát triển các hồ chứa, các công trình thủy lợi chống hạn, chống úng; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo vét luồng lạch, xây dựng các khu trú đậu tàu thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng, sóng thần.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương. Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dông, lốc.

III. HƯỚNG DẪN PHÒNG TRÁNH

1. Đối với chính quyền các cấp

– Chỉ đạo và tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ và tình hình công trình; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống.

– Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt.

– Chỉ đạo việc thu hoạch sớm lúa, hoa màu và các cây trồng và các sản phẩm thuỷ hải sản.

– Tăng cường cán bộ xuống các cụm chống lụt, đặc biệt là các vùng trọng điểm.

– Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến lũ, lụt và các sự cố công trình đến các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo.

– Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.

– Kiểm tra kết quả thực hiện việc bảo đảm an toàn cho dân ở vùng trũng thấp, vùng bị ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở.

– Tổ chức thực hiện phương án đối phó với lũ, lụt theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ.

– Chỉ đạo thực hiện các phương án sơ tán dân, phương án xử lí đảm bảo an toàn các trọng điểm phòng chống lụt bão, an toàn hồ đập.

– Chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố do lũ lụt gây ra.

– Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học khi cần thiết.

– Huy động vật tư phương tiện của cả TW và địa phương, của các Bộ, ngành trên địa bàn để cứu hộ công trình khi có sự cố.

– Dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho công tác đối phó với lũ lụt.

– Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi cần.

– Chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

– Cấm các đò ngang, đò dọc hoạt động và bố trí lực lượng ứng trực tại các bến đò ngang, đò dọc để kiểm tra việc thực hiện lệnh.

– Cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết.

– Cấm người dân vớt củi trên sông.

– Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh địa phương đưa tin kịp thời về mưa, lũ, lụt và công tác chỉ đạo.

– Đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, do lũ lụt gây ra.

– Tổ chức cứu trợ cho các cá nhân và gia đình bị thiệt hại do lũ gây ra.

– Tổng hợp, báo cáo đến cơ quan cấp trên về diễn biến mưa, lũ, lụt, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai đối phó, khắc phục hậu quả.

2. Đối với cộng đồng

– Theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền qua đài phát thanh, TH và hệ thống truyền thanh xã, phường.

– Sẵn sàng đóng góp vật tư, phương tiện được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công của chính quyền để phòng chống lụt bão khi có yêu cầu.

– Tham gia tuyên truyền công tác giáo dục cộng đồng về phòng tránh lũ
lụt.

– Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.

– Thu hoạch sớm lúa, hoa màu, cây trồng và các sản phẩm thuỷ, hải sản.

– Kiểm tra thiết bị điện trong nhà, di dời các hoá chất, thuốc trừ sâu ra  khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.

– Chủ động sơ tán ở vùng bị ngập và chấp hành chỉ đạo sơ tán của chính quyền địa phương.

– Chủ động dừng hoạt động trên sông khi thấy không an toàn đặc biệt là các hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc.

– Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các sự cố do lũ, lụt gây ra.

– Tham gia và chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền trong việc huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.

– Không vớt củi trên sông; không đi qua các khu vực nước lũ chảy xiết.

– Chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn.

– Chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh do mưa lũ gây ra.

– Tham gia cứu trợ theo truyền thống “Lá lành đùm lá rách”.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599