Đóng menu x

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÁCH ĐIỆN

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÁCH ĐIỆN

Một trong những tính năng quan trọng của giày bảo hộ lao động dành cho người làm việc trong môi trường có điện là giày phải đảm bảo an toàn với các loại rủi ro về điện, chống tĩnh điện, dẫn điện và cách điện. Các tiêu chuẩn này được ghi rõ trên các nhãn giày bảo hộ của các hãng sản xuất theo chất lượng Âu Mỹ.

1. Giày bảo hộ cách điện (EH = Electrical Hazard)

Giày với tiêu chuẩn EH đảm bảo không dẫn điện để giảm đáng kể dòng điện chạy qua giày và xuống đất, giảm khả năng bị điện giật. Các loại giày đạt chuẩn EH có thể bảo vệ người dùng thoát được những tai nạn do sự cố bất ngờ liên quan dây điện nối trực tiếp. Đối với loại giày bảo hộ cách điện, nếu đế giày bị hao mòn quá mức hoặc khi mang trong môi trường ẩm ướt sẽ làm giảm khả năng bảo vệ và có thể gây tai nạn nghiêm trọng.

2. Giày bảo hộ chống tĩnh điện (SD = Static Dissipative, đôi khi được ký hiệu là ESD = Electrostatic Dissipative)

Giày bảo hộ chống tĩnh điện SD được thiết kế để giảm sự tích tụ tĩnh điện bằng cách dẫn điện tích từ cơ thể xuống đất trong khi vẫn duy trì mức điện trở đủ cao. Những đôi giày như vậy sẽ có “SD-100,” “SD-35” hoặc “SD-10” và bạn cần lưu ý khi mua và sử dụng giày loại này đúng theo chỉ dẫn trên nhãn mác để đảm bảo hiệu quả chống tĩnh điện. Không nên sử dụng các loại bột chống mồ hôi chân, một số loại vớ không phù hợp có thể cản trở dòng điện truyền xuống đất.

3. Giày bảo hộ dẫn tĩnh điện (CD = conduct)

Giày bảo hộ CD được thiết kế để truyền dẫn tĩnh điện qua giày và vào mặt đất trung tính. Mục đích là để bảo vệ người mang – và tất cả những người trong vùng lân cận – chống lại các rủi ro giật điện hoặc bắt lửa trong các nhà máy sản xuất đạn dược hoặc pháo hoa. Giày CD không phù hợp khi sử dụng gần các mạch điện hở.

4. Giày bảo hộ cách điện (DI = Dielectric)

Giày bảo hộ DI có thể được mang bên ngoài vớ hoặc giày thông thường. Được thiết kế để cô lập hoặc cách điện trong môi trường gây ra điện áp giữa hai chân người (step-potential) xuyên suốt quá trình tiếp xúc ngẫu nhiên với các dây dẫn, thiết bị hoặc mạch điện có dòng điện. Chẳng hạn khi làm việc trên các đường dây điện có dòng điện chạy qua, cụ thể, trong khu vực của các đường dây điện bị rơi xuống, vì dòng điện có thể phát tán ra xa; khi đào xới tại các khu vực có đường dây điện ngầm có thể bị hư hại bởi một công nhân sử dụng xẻng, máy khoan hoặc các thiết bị cơ giới khác.

Dựa vào môi trường làm việc cụ thể với các rủi ro về điện khác nhau mà chọn lựa giày bảo hộ có tiêu chuẩn phù hợp. Ngoài ra, kiểm tra định kỳ đế ngoài của giày dép đã mang trong thời gian dài; trong một số trường hợp, đảm bảo công nhân lựa chọn đế và vớ phù hợp và hướng dẫn công nhân không sử dụng các loại bột rắc vào giày. Có nhiều lựa chọn về giày dép, người sử dụng cuối cùng nên nắm bắt đầy đủ thông tin và cùng làm việc với chuyên gia quản lý an toàn để đảm bảo rằng mọi người đều tuân thủ và an toàn.
Nguồn: lược dịch từ Tingley Blog.

Bình luận

Tel: 090306 3599