Ô nhiễm môi trường vẫn phức tạp, ”gánh nặng” dồn sang năm 2021
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường cũng bị thay đổi, gây hại đến sức khỏe cho con người và sinh vật ngoài môi trường. Có các dạng ô nhiễm môi trường chính là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí và các loại ô nhiễm khác. Trong bài viết này hãy cùng ungphosuco tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục như thế nào?
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam
Ngày nay, ở nước ta tình trạng quy hoạch các khu đô thị lại không được đi đôi với vấn đề xử lý rác thải, hay nước thải,.. Ở các khu công nghiệp hay khu đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM thì tình trạng ô nhiễm luôn ở mức báo động.

Cụ thể, theo ước tính trên tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với các đô thị, chất thải rắn được thu gom chỉ rơi vào tỉ lệ khoảng 60% – 70% và cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt cũng như chất thải dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.
Theo : Báo Tuyên Quang
Các loại ô nhiễm chính mà bạn cần biết
Thực trạng ô nhiễm môi trường không những chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người mà còn gây tác động rất lớn đến hệ thông sinh thái.
Ảnh hưởng môi trường đất
Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường mà tất cả con người cũng như các hệ sinh vật đang sinh sống. Khi các tài nguyên đất bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát triển được làm gây ảnh hưởng đến môi trường sống của rất nhiều các loài sinh vật. Những vấn đề này sẽ tiếp dẫn đến các hệ lụy khác rất nguy hiểm.
Đầu tiên, nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng không thích hợp cho cây trồng. Vì thực vật trồng khi trên đất này cũng sẽ bị ô nghiễm bởi hóa chất, Khi chúng ta ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cá thể sống khác trong chuỗi thức ăn.
Sau đó, môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ thấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước và dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng cho sinh hoạt hoặc bắt buộc phải dùng các nguồn nước bẩn.
Thứ ba, môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh, động, thực vật.
Ảnh hưởng môi trường không khí


Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy như:
Thứ nhất, gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất do những chất lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ.
Thứ hai, Ô nhiễm không khí tạo nên hiện tượng hiện tượng khói bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực vật… Cụ thể máy ngày gần đây tại thủ đô Hà Nội đang bị che phủ trong khói bụi dày đặc.
Thứ ba, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, phá hủy các khu sinh thái sẵn.
Ô nhiễm môi trường nước



Có thể nói, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước. Cụ thể: Ô nhiễm nguồn nước do Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) xả trực tiếp ra biển khiến hiện tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) kéo dài tới vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào khoảng đầu tháng 4 năm 2016.
Nói chung, ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người. Ví dụ như: Ô nhiễm và cạn kiệt mạch nước ngầm sẽ gây lên tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt trong tương lai.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường hiện nay
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường chủ yếu là do các hoạt động của chính con người gây ra. Ngoài ra còn có một số hoạt động do tự nhiên khác tác động đến môi trường. Sau đây sẽ có 5 nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.



Ô nhiễm do các chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp
Khi hoạt động, các khu công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Lý do là do quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch như: than, khí đốt, dầu tạo ra các chất khí CO2, CO, NOX, SO2, các chất hữu cơ chưa cháy hết như: than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ ở các dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bị bay hơi.
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ các hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại rất cao, thường xuất hiện nhiều ở trong không gian nhỏ.
Ô nhiễm từ các chất rắn chưa được xử lý an toàn
Với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng dẫn đến sự gia tăng lượng lớn rác thải gồm các rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, nông nghiệp, rác thải xây dựng,…
Theo báo cáo thống kê năm 2019 về chất thải rắn thì trên cả nước có khoảng 16 triệu tấn/năm, trong số đó có hơn 150 nghìn tấn là rác thải nguy hại. Và dự báo đến năm 2021 lượng rác thải rắn có thể tăng lên đến 20% – 27%.
Những loại chất thải rắn thải ra không được xử lý an toàn trong một thời gian dài tích tụ trong môi trường, gây ra tình trạng ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặn và không khí, làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm do chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học
Việc ứng dụng các kỹ thuật khoa học vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh hơn hiện nay. Nhưng để mùa vụ được đảm bảo không bị bệnh, sâu bọ thì người dân quá lạm dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng.
Khi người dân phun một lượng lớn các chất hóa học vào các loại cây trồng không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng mà nó còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước khi lượng lớn thuốc không được cây trồng hấp thụ hết.
Do khói bụi từ phương tiện giao thông
Hiện tượng khói bụi bay mù mịt thường xảy ra ở các thành phố lớn có nhiều khu công nghiệp, có mật độ xe cộ đông đúc qua lại thường xuyên. Nhất là những động cơ nổ, sử dụng nhiên liệu xăng dầu để chạy như xe tải, xe ô tô, xe máy, xe cơ giới. Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làm bầu không khí bị ô nhiễm bẩn.
Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu động cơ như: CO, CO2, SO2, Pb, CH4, NOX, các chất bụi này sẽ cuốn theo trong quá trình di chuyển xe.
Ô nhiễm do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch để đun nấu
Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn nên có nhiều hộ gia đình ở nước ta chưa có đủ điều kiện sử dụng các loại bếp ga, bếp điện,… Do đó mà than, củi, rơm rạ và các chất đốt khác vẫn được dùng hằng ngày để phục vụ cho nhu cầu nấu ăn. Vô tình tạo ra khói bụi làm ô nhiễm môi trường.
Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
Đối với sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có cả con người, làm tầng ozon bị ô nhiễm gây bệnh về đường hô hấp, viêm họng, bệnh tim mạch, tức ngực, khó thở.
Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra gần 14.000 cái chết mỗi ngày, là do ăn uống bằng nước bẩn, chưa được qua xử lý ở các nước đang phát triển. Theo ước tính có khoảng 500 triệu người dân Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, khoảng 580 người dân Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Và khoảng 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống sạch. Năm 2010 có một phân tích ước tính rằng 1,2 triệu người chết yểu/sớm một năm ở Trung Quốc là do không khí ô nhiễm. Các chất hóa học và các kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có nguy cơ ung thư cao.
Đối với hệ sinh thái
– Đất ô nhiễm sẽ bị cằn cỗi, cây cối không sống được, làm ảnh hưởng đến các cơ thể sống trong lưới thức ăn.
– Khói lẫn trong sương mù làm giảm ánh sáng mặt trời trong khi đó thực vật cần ánh sáng để quang hợp.
– Động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh giành môi trường sống và làm nguy hại đến động vật địa phương, làm giảm sự đa dạng sinh học.
– Khí CO2 sinh ra từ nhà máy và các phương tiện giao thông sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây hiện tượng Trái Đất nóng lên, khu sinh thái bị phá hủy.
Các biện pháp khắc phục



Để Trái Đất không bị tàn phá, không bị hủy diệt trong tương lai thì chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
– Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống xanh cho động vật, nên trồng những loại cây có khả năng hấp thụ khí CO2 cao.
– Phối hợp với cơ quan chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm định quy trình xử lý rác thải do nhà máy thải ra để tránh sai phạm.
– Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo chuyên môn cho đội ngũ phụ trách bảo vệ môi trường.
– Tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa.
– Tái chế những loại rác thải có khả năng còn sử dụng được.
– Nghiên cứu, triển khai các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời, nước,…
Bình luận