Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của Acetic acid
Số CAS: 64197
Số UN: 2789 Số đăng ký EC: Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại (nếu có): không có thông tin Số đăng ký danh mục Quốc gia khác (nếu có): không có thông tin |
||
I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT | ||
– Tên thường gọi của chất: Acetic acid | ||
– Tên thương mại: Acetic acid | ||
– Tên khác (không là tên khoa học): Acetyl hydroxide; Ethylic acid; Hydrogen acetate; Methanecarboxylic acid | ||
– Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ: | ||
– Mục đích sử dụng: |
II. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT | |||
Tên thành phần nguy hiểm | Số CAS | Công thức hóa học | Hàm lượng
(% theo trọng lượng) |
Acetic acid | 64197 | CH3COOH | 100% |
III. NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT | |||
1. Mức xếp loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ chức thử nghiệm.
– Chất lỏng dễ cháy loại 3 – Vật liệu ăn mòn loại 8 Các thành phần đánh dấu theo hệ thống đồng nhất toàn cầu (GHS) Các từ tín hiệu: Nguy hiểm 2. Cảnh báo nguy hiểm – Các nguy hại thể chất – Chất lỏng dễ cháy – Các nguy hại sức khỏe – Rất nguy hiểm trong trường hợp tiếp xúc với da và mắt (gây kích ứng), uống hoặc hít phải. – Độc hại khi tiếp xúc với da và mắt (ăn mòn). – Chất lỏng hoặc phun sương có thể gây tổn thương mô, đặc biệt niêm mạc mắt, miệng và đường hô hấp. – Tiếp xúc ngoài da có thể gây bỏng. – Hơi sương có thể gây kích thích đường hô hấp nghiêm trọng. Ngăn ngừa – Không để ở nơi nhiệt độ cao/ gần nguồn lửa trần/ gần nơi có tia lửa / trên các bề mặt nóng. – Không hút thuốc lá. – Thùng chứa luôn được đóng chặt. – Nối dây tiếp đất cho công te nơ và thiết bị tiếp nhận. – Chỉ sử dụng các thiết bị điện/ thiết bị thông gió/ thiết bị chiếu sáng không phát tia lửa điện. |
– Chỉ sử dụng các dụng cụ không phát tia lửa.
– Áp dụng các biện pháp chống hiện tượng phóng tĩnh điện. – Tránh vào môi trường có bụi hoặc hơi hoá chất. – Rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng, mang vác, tiếp xúc với hoá chất. – Chỉ sử dụng ngoài trời hoặc nơi thông thoáng. – Dùng găng tay, quần áo, kính, mạng che mặt phù hợp khi tiếp xúc với hoá chất. Lưu trữ – Lưu trữ trong môi trường thông thoáng, mát mẻ. – Đóng chặt thùng chứa. – Khóa kho cẩn thận. Thải bỏ – Sản phẩm thải loại và phương tiện chứa phải được tồn chứa ở nơi thích hợp hoặc thu hồi/ tái chế theo đúng các quy định của địa phương/ quốc gia. 3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng – Đường mắt: – Các dấu hiệu và triệu chứng kích ứng mắt có thể bao gồm cảm giác bỏng rát, đỏ mắt phồng rộp hoặc mờ mắt. – Đường thở: – Hít phải khí có nồng độ cao có thể làm cho hệ thần kinh trung ương (CNS) bị tê liệt dẫn đến chóng mặt, choáng, đau đầu và nôn ói. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của sự suy yếu hệ thần kinh trung ương (CNS) có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn và mất khả năng điều khiển cơ thể. Tiếp tục hít có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. – Đường da: – Các dấu hiệu viêm da và các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác bỏng rát và/ hoặc da khô/ nứt nẻ. – Đường tiêu hóa: – Nếu vật liệu đi vào phổi, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm ho, ngạt thở, thở khò khè, khó thở, tức ngực, hụt hơi và/ hoặc sốt. Các dấu hiệu và triệu chứng kích ứng hô hấp có thể bao gồm một cảm giác bỏng tạm thời trên mũi và họng, hoặc khó thở. – Đường tiết sữa: Tiếp xúc nhiều có thể giảm lượng sữa của cơ thể. |
Bình luận