Đóng menu x

Người trực tiếp sửa chữa trong LPG của cơ sở xuất nhập khẩu khí có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí không?

Người trực tiếp sửa chữa trong LPG của cơ sở xuất nhập khẩu khí có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí không?

Người trực tiếp sửa chữa trong lĩnh vực khí của cơ sở xuất nhập khẩu khí có phải huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về đối tượng huấn luyện như sau:

3. Nhóm 3, bao gồm người lao động trực tiếp liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản, giao nhận, vận chuyển trong lĩnh vực khí của cơ sở.

4. Trường hợp người lao động thuộc đối tượng huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm thì thực hiện huấn luyện theo quy định của pháp luật về huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn an toàn đối với người trực tiếp sửa chữa lĩnh vực khí của cơ sở là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về nội dung huấn luyện đối với cơ sở kinh doanh khí (trừ Cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng chai (Cửa hàng LPG)) và cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được quy định tại Phụ lục I quy định đối với nhóm 3

Người lao động trực tiếp liên quan đến sửa chữa trong lĩnh vực khí của cơ sở xuất nhập khẩu khí huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí những nội dung sau:

– Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí liên quan đến người lao động trong cơ sở kinh doanh khí.

– Khái niệm và phân biệt các loại khí.

– Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng khí. Quy định về an toàn liên quan đến người lao động.

– Giới thiệu về thiết bị, quy trình sản xuất, tồn chứa, vận chuyển, sử dụng khí của cơ sở phù hợp với công việc của người lao động.

– Các quy trình ứng cứu khẩn cấp; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố, tai nạn; sơ cứu người bị tai nạn; sử dụng, bảo quản, kiểm tra thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố trong cơ sở kinh doanh khí; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo trong tình huống khẩn cấp.

– Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.

Thời gian huấn luyện cho người trực tiếp sửa chữa lĩnh vực khí là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về hình thức và thời gian huấn luyện như sau:

1. Hình thức huấn luyện:

a) Huấn luyện lần đầu.

b) Huấn luyện định kỳ hàng năm.

c) Huấn luyện lại: Được thực hiện khi có thay đổi vị trí làm việc, thay đổi công nghệ, khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên, hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.

2. Thời gian huấn luyện lần đầu:

a) Nhóm 1: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

b) Nhóm 2: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

c) Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

3. Thời gian huấn luyện định kỳ: bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.

4. Thời gian huấn luyện lại: Bằng thời gian huấn luyện lần đầu.

5. Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.

Lưu ý, huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.

******

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG – ESE

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 010 140  (Ms.Phụng)

doanphung@ungphosuco.vn – trungtam@ungphosuco.vn

Bình luận

Tel: 090306 3599