Đóng menu x

Mức rủi ro chấp nhận được

Mức rủi ro chấp nhận được

Mức rủi ro chấp nhận được

Mức rủi ro chấp nhận được được ghi rõ trong QCVN 11 : 2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012.

Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: Là mức rủi ro thấp đến mức việc giảm rủi ro không có ý nghĩa về mặt an toàn.

NGUYÊN LÝ LỰA CHỌN MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Mức rủi ro chấp nhận được thể hiện theo nguyên lý Thấp Hợp Lý Phù Hợp Với Thực Tế (ALARP). Tiêu chuẩn rủi ro ALARP có thể được minh họa bằng hình tam giác đảo ngược như trong Hình .

Đường dưới là mức rủi ro có thể chấp nhận được và đường trên là mức rủi ro không thể chấp nhận được. Căn cứ vào diện tích vùng tam giác từ nhỏ đến lớn mức độ rủi ro sẽ tăng từ thấp lên cao.

Phần bên trên của tam giác thể hiện rủi ro cao trong khi phần bên dưới thể hiện rủi ro thấp. Nếu rủi ro nằm bên dưới mức chấp nhận được thì không cần cải thiện gì ngoài việc giữ cho việc vận hành phù hợp với các quy định an toàn công nghiệp. Còn ngược lại, nếu rủi ro cao hơn mức chấp nhận được thì cần phải xem xét đến các biện pháp giảm thiểu.

Dù vậy, chúng ta cần phải cân đối giữa chi phí của việc giảm thiểu với lợi ích của việc cải thiện mức độ an toàn. Khi chi phí là hợp lý, các biện pháp giảm thiểu có thể áp dụng và ngược lại nếu chi phí quá cao thì việc áp dụng các biện pháp đó là không thực tế. Nếu rủi ro quá cao, nằm trên mức rủi ro không chấp nhận được thì chỉ có một cách duy nhất để giảm rủi ro là chấm dứt hoạt động. Do đó, khoảng cách nằm giữa hai mức trên được gọi là vùng ALARP (hoặc vùng Thấp hợp lý phù hợp với thực tế).

Bình luận

Tel: 090306 3599