Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động
Tai nạn lao động là một trong những nguy cơ thường xuyên đe dọa sự an toàn đối với người lao động, đặc biệt là nhóm người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, trên cao và trong môi trường đặc biệt. Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tinh thần người lao động, tai nạn lao động còn làm ngừng trệ sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ, lợi nhuận cũng như làm giảm sút uy tín doanh nghiệp và tăng gánh nặng xã hội. Chính vì vậy mà việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế, phòng ngừa và loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn lao động thì trước hết phụ thuộc và ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác của người sử dụng lao động và chính bản thân người lao động. Việc trang bị những kiến thức, kỹ năng, biện pháp phòng ngừa luôn là hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Do đó, trước khi tuyển dụng và trong quá trình sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp cần tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho từng nhóm đối tượng lao động cụ thể để từ đó họ được trang bị về cơ bản những kỹ năng tối thiểu nhằm kịp thời phát hiện, phòng ngừa nguy cơ mất an toàn trong lao động.
Song song và đồng thời với công tác đào tạo tại doanh nghiệp thì cần sự chung tay hành động của tất cả cộng động, bao gồm sự hoạch định về chính sách, qui định, chế độ của cơ quan quản lý nhà nước, sự tuyên truyền của các tổ chức xã hội, đặc biệt là vai trò bảo vệ người lao động của công đoàn các cấp. Thực tế tại các nước phát triển cho thấy khi có sự phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát, giám sát bởi các tổ chức này thì thực trạng tai nạn lao động luôn giảm đi một cách đáng kể.
Tai nạn lao động là điều đáng tiếc và luôn gây ra những hậu quả nặng nề đối với bản thân, gia đình người lao động. Bởi vậy, để ổn định thu nhập, phát triển đời sống kinh tế thì ngoài việc nâng cao tay nghề, người lao động cần nắm rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn lao động. Ngoài các quy định về trang bị bảo hộ, thực hiện bồi thường để bảo vệ quyền lợi người lao động thì pháp luật còn thể hiện rõ các tinh thần áp chế thông qua các quy định đối với các trường hợp tai nạn lao động có nguyên nhân bởi sự chủ quan của người lao động. Vì thế, trong quá trình lao động sản xuất người lao động cần chắn chắn rằng mình đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành dây truyền thiết bị cũng như thực hiện kiểm tra tình trạng đảm bảo an toàn của hệ thống máy móc, lưới điện,…
Bình luận