Đóng menu x

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sản xuất Hóa chất

Giấy chứng nhận sản xuất Hóa chất

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sản xuất Hóa chất

Giấy chứng nhận sản xuất Hóa chất là giấy phép mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký và thực hiện thủ tục xin giấy phép tại Bộ Công thương trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất.

Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn…(Theo điều 3 Nghị định 113/2017/NĐ-CP).

Hầu hết tất cả chất hoá học được sử dụng trong cơ sở sản xuất kinh doanh đều liên quan đến một hoặc nhiều vấn đề về sức khoẻ hay mối nguy cho cơ thể con người. Những mối nguy này là tác nhân tiềm tàng ảnh hưởng đến con người, môi trường làm việc, cộng đồng và môi trường xung quanh.

Chính vì vậy, giấy chứng nhận sản xuất hóa chất là một thủ tục cần thiết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Nhằm đảm bảo an toàn hóa chất và giảm thiểu các rủi ro cũng như yếu tố nguy hiểm, nguy hại cho người lao động và cơ sở sản xuất. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất hóa chất  được quy định trong điều 10 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất hóa chất:

  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  3. Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  4. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  5. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  6. Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
  7. Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
  8. Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
  9. Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
  10. Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599