Đóng menu x

Giấy phép làm việc – PERMIT TO WORK

giấy phép làm việc

Giấy phép làm việc – PERMIT TO WORK

Giấy phép làm việc – PERMIT TO WORK SYSTEM (PTW) có nghĩa là cho phép, cấp phép để làm việc sau khi đã xem xét kỹ lưỡng nơi làm việc, nội dung phạm vi công việc, các mối nguy hiểm, các bước chuẩn bị phòng ngừa sẵn sàng và đòi hòi người làm việc phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện qui định đó.

Hệ thống giấy Phép làm việc được áp dụng cho những hoạt động không mang tính chất thường xuyên so với những công việc làm hằng ngày, không có quy định hướng dẫn cụ thể và có những mối nguy đem lại rủi ro cao cho người thực hiện.

Có rất nhiều người hiểu chưa trọn vẹn và quy định Giấy Phép làm việc chỉ áp dụng cho cá nhân, nhóm không thuộc quyền quản lý của nội bộ công ty (tổ chức), nghĩa là các nhà thầu có hoạt động trong phạm vi ranh giới địa lý của công ty. Điều này đúng vì đất là những hoạt động không thường xuyên so với hoạt động hằng ngày, nhưng thiếu vì bản thân trong công ty cũng có những hoạt động không xảy ra thường xuyên, ví dụ: hoạt động sửa chữa, xây mới (sửa mái nhà, hàn một khung sắt làm thêm mái hiên …)do chính đội ngũ bảo trì của công ty thực hiện.

Thông thường người ta quy định 7 nhóm công việc sau phải có giấy phép làm việc:

1. Làm việc với nhiệt độ cao – Hot work permit: áp dụng cho các hoạt đồng hàn, cắt có sử dụng điện, khí gas phát sinh nhiệt cao

2. Làm việc trên cao – Working at height: cụ thể như sửa chữa mái, vệ sinh, đi đường dây trên cao, xây dựng trên cao, gắn treo bang rôn …, độ cao quy định thông thường tính là từ 3m trở lên.

3. Làm việc trong không gian kín – confined space ví dụ như hàn cắt trong thùng kín, vệ sinh các bồn chứa kín, nào vét cống, làm trong hầm mỏ …

4. Đào hố, hầm mương – excavation and trenches, áp dụng với chiều sâu áp dụng tùy theo mức độ nguy hiểm của công việc và luật pháp quy định.

5. Làm việc với vật liệu nguy hiểm – working with dangerous materials: có thể là hóa chất, khí gas, chất phóng xa, các mẫu phẩm bệnh gây dịch …

6. Làm việc với điện – Electricity, đi đường dây điện, sửa chữa đường dây điện …

7. Nâng, hạ và vận chuyển bằng xê nâng, cần trục, cầu trục – Lifting and Transportation using Forklift, Crane, áp dụng khi tải trọng là 1 tần trở lên (theo quy định yêu cầu nghiêm ngặt của Việt Nam), ở nước khác thì tải trọng có thể khác

Mục đích của Giấy Phép làm việc giống như một danh mục kiểm tra, đảm bảo các mối nguy, rủi ro và biện pháp kiểm soát được xác định, kiểm tra và chuẩn bị trước khi bắt đầu và thực hiện trong khi làm các công việc quy định ở trên.

Cấu trúc của một Giấy phép làm việc bao gồm các nội dụng sau;

1. Người được cấp giấy phép

2. Công việc được cấp giấy phép

3. Thời hạn thực hiện

4. Người kiểm tra, phê duyệt (có thể tách biệt hoặc gộp chung)

5. Các mối nguy

6. Các rủi ro

7. Biện pháp kiểm soát (công nghệ, hành chính và PPE)

8. Giám sát khi kết thúc công việc

Những điểm cần lưu ý để Giấy Phép làm việc đạt hiệu quả tối đa

1/ Kết hợp với bên Nhân sự về mặt an ninh (bảo vệ) để đảm bảo đúng người được cấp phép mới được có mặt trong thời gian cấp phép tại khu vực quy định làm việc

2/ Người giám sát phải có kiến thức và tuân thủ nghiêm ngăt quy định

3/ Đề cập về yêu cầu an toàn cho nhà thầu về quy định an toàn và giấy phép làm việc khi ký kết hợp đồng.

4/ Đào tạo hoặc giới thiệu yêu cầu an toàn cho nhà thầu về quy định an toàn và giấy phép làm việc trước khi thực hiện công việc.

Nếu áp dụng tốt 4 điều này thì khả năng sự cố xảy ra rất thấp.

Lưu ý: Giấy phép làm việc càng ngắn gọn, càng tốt, nên gói gọn tối đa trong 2 mặt tờ giấy A4 và nên sử dụng màu nổi bật để dễ gây chú ý và việc lưu – truy cập hồ sơ cũng thuận tiện

Thông thường các nhà thầu chính luôn xây dựng cho Công ty mình môt PTW system hoàn chỉnh được đánh số nằm trong hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường (OHSE) của Công ty. Đây là một hệ thống bằng văn bản được phòng an toàn soạn thảo và được các cấp có thẩm quyền như Giám đốc an toàn và Tổng giám đốc Công ty phê chuẩn và ban hành nhằm duy trì một môi trường làm việc an toàn ngoài giàn cũng như đòi hỏi cán bộ công nhân trong Công ty phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện qui định, thủ tục an toàn trong toàn bộ hệ thống này. PTW system cũng sẽ được thay đổi và cập nhật thường xuyên bởi phòng an toàn để phản ánh đúng thực tế theo yêu cầu công việc của từng Công ty riêng biệt

Sự cần thiết của PTW system:

PTW đưa ra nhằm xác định được các mối nguy hiểm rủi ro tiềm ẩn trong quá trình làm việc để kiểm soát nhằm loại bỏ hay giảm thiểu nó.
PTW đưa ra nhằm kiểm soát được tất cả các hoạt động đang diễn ra đồng thời tại một vị trí hay nhiều vị trí lân cận khác nhau để tránh được việc chúng có thể gây tương tác, ảnh hưởng đến nhau.
PTW thiết lập trách nhiệm và thẩm quyền cho phép nhằm đảm bảo công việc được phép làm cũng như đảm bảo sự tuân thủ các qui định đã được đánh dấu hoặc được nhấn mạnh trong giấy phép làm việc.
PTW đòi hỏi mỗi cá nhân liên quan phải ký vào để chịu trách nhiệm thi hành và hiểu rõ các qui định đã được đánh dấu.
PTW còn giúp cho người làm việc biết trước được kế hoạch, số lượng công việc trong ngày tại các khu vực nguy hiểm nhằm có biện pháp phòng ngừa thích ứng để bảo vệ tính mạng con người, tài sản Công ty và môi trường luôn được an toàn.
PTW thường được làm thành 02 bản. Bản gốc được các người thẩm quyền ký duyệt trao lại cho người thực hiện công việc (người trực tiếp đi làm), bản sao sẽ được lưu tại phòng điều khiển trung tâm (CCR), tại bảng trưng bày giấy phép (display board permit) để mọi người cùng theo dõi và thực hiện

Hầu hết những công việc thông lệ chúng ta làm hằng ngày (routine work ) như theo dõi áp, công việc khoan, ghi chép số liệu, công việc bảo trì bảo dưỡng hằng ngày như  khuân vác, hoạt động cần cẩu, hoạt động tàu, hoạt động máy bay… không cần xin phép vì đã có các hướng dẫn hay quy trình làm việc.

Các công việc non-routine work (không thông lệ) đòi hỏi phải xin giấy phép. Thông thường có 2 loại giấy phép làm việc chính:

  • HOT WORK (giấy phép làm việc sinh nhiệt) ví dụ như việc hàn, cắt, mài, đốt cháy sinh ra ngọn lửa trần hay các việc dùng các thiết bị điện cầm tay sinh ra tia lửa điện.
  • COLD WORK (giấy phép làm việc không sinh nhiệt) ví dụ như việc dựng hay tháo giàn giáo, làm việc trên mặt nước biển, làm việc với hệ thống áp suất cao, nâng hạ mã hàng siêu trường siêu trọng…. tuy không sinh nhiệt nhưng có nhiều yếu tố phát sinh nguy hiểm

Trách nhiệm của bạn khi làm việc theo PTW với vai trò là Performing Authority (Người thẩm quyền thực hiện công việc được giao)

Là người trực tiếp thực hiện công việc được giao tại nơi làm việc theo giấy phép được cấp.

  • Nhận biết các mối nguy hiểm đã được xác định trong phần 2 của giấy phép và biết cách thực hiện công việc một cách an toàn.
  • Nếu làm theo nhóm bạn là người phải bảo đảm tất cả mọi người khác làm việc dưới sự kiểm tra của mình tuân thủ các điều kiện đã được đưa ra trong giấy phép.
  • Tuyệt đối tuân thủ tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn đã được nêu ra trong phần 3 của giấy phép
  • Phải sử dụng đúng các loại trang thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc đã được chỉ rõ trong phần 4 của giấy phép.
  • Báo cáo với người thẩm quyền khu vực khi có bất kỳ điều kiện bất thường nào trong quá trình tiến hành công việc.
  • Ký vào giấy phép khi nhận nhiệm vụ cũng như khi xong công việc để xác thực tình trạng hiện tại của công việc đã được chỉ rõ trong giấy phép làm việc cũng như việc đảm bảo khu vực làm việc trở lại an toàn, sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn tất. Nếu chưa hoàn tất thì bạn phải gia hạn giấy phép.

Trên đây chỉ là những phần chung nhất để bạn có khái niệm thế nào là Permit To Work. Nếu bạn là người đang làm việc cho nhà thầu chính thì phòng an toàn Công ty sẽ có huấn luyện cụ thể cho bạn về PTW system. Nếu bạn là người của nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ yêu cầu bạn có mặt tại văn phòng của họ để họ có 1 buổi thuyết trình chi tiết cụ thể về PTW system của Công ty nơi bạn sẽ ra làm việc.

Chưa có dữ liệu!

Bình luận

Tel: 090306 3599