Đóng menu x

Giải pháp về nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất cho người dân tỉnh Bến Tre

Giải pháp về nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất cho người dân tỉnh Bến Tre

Giải pháp về nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất cho người dân tỉnh Bến Tre?

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm về chính sách nước ngọt cho Bến Tre, bởi lẽ với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay và theo kịch bản thì đến năm 2030 Bến Tre bị ngập mặn hoàn toàn là chuyện chắc chắn xảy ra, nếu không chuẩn bị ngay từ bây giờ thì đến lúc đó sẽ không có nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất (Cử tri tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giải quyết những vấn đề về sử dụng nguồn nước tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Bến Tre, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện những giải pháp sau đây:
Đã chủ động phối hợp với Bộ ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để đề nghị Trung Quốc xả nước trong chương trình Hội nghị Cấp cao Mê Công – Lan Thương tổ chức vào ngày 23/3/2016 tại Trung Quốc; chỉ đạo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam thúc đẩy Ủy hội sông Mê Công quốc tế thống nhất các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và đảm bảo dòng chảy về hạ du; có thư đề nghị Trung Quốc tăng cường xả nước từ các công trình thủy điện ở Vân Nam trong mùa khô năm 2016.Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định về khí tượng thủy văn, nguồn nước. Giao Cục Quản lý tài nguyên nước và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia sẵn sang hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, thiết bị để thực hiện tìm kiếm nguồn nước ngọt; hỗ trợ các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cà Mau, mỗi địa phương 500 triệu đồng.

Xây dựng tiểu Dự án “Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước mặt tại ĐBSCL” thuộc Dự án Sinh kế bền vững cho vùng ĐBSCL với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công” do Tư vấn quốc tế DHI của Đan Mạch thực hiện, kết thúc vào tháng 12/2015 tạo cơ sở khoa học để trao đổi với các quốc gia ven sông về kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện dòng chính hướng tới sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mê Công.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốc tế để giải quyết hài hòa các vấn đề về các công trình thủy điện trên dòng chính. Tiếp tục đưa vấn đề phát triển thủy điện dòng chính vào các thỏa thuận cấp cao với Lào và Campuchia; huy động nguồn lực của quốc gia để tập trung đàm phán, thuyết phục, đấu tranh để các quốc gia có các hồ chứa thủy điện lớn, kể cả ở dòng chính và dòng nhánh, cùng hợp tác trong việc vận hành phát điện, xả nước xuống hạ du, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông ở mức phù hợp, ít nhất cũng bằng mức trung bình như chúng ta đã và đang làm như vậy khi vận hành các hồ trên lưu vực sông Sê San, Srêpôk để bảo đảm nguồn nước cho Campuchia. Đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát các tác động của thủy điện dòng chính thông qua mạng giám sát của Ủy hội sông quốc tế; chủ động đối thoại với các nước bạn về kế hoạch và tình hình triển khai các công trình thủy điện dòng chính theo các kênh hợp tác đa phương và song phương; chủ động xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng với các tác động; tăng cường hoạt động xây dựng các công cụ hỗ trợ ra quyết định như: tăng cường mạng theo dõi giám sát tác động trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu lưu vực; xây dựng các công cụ theo dõi, giám sát và đánh giá tác động

Thành lập Ủy ban lưu vực sông Cửu Long để tăng cường công tác điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên đồng bằng nhằm giải quyết hài hòa, có hiệu quả, bền vững các vấn đề tài nguyên nước giữa các bên liên quan, giữa thượng lưu, hạ lưu và giữa khai thác với bảo vệ. Tập trung xây dựng quy hoạch tài nguyên nước ĐBSCL, gắn với kịch bản BĐKH và các khuyến nghị của chuyên gia Hà Lan trong Kế hoạch châu thổ ĐBSCL. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, trên cơ sở khả năng thực tế của nguồn nước và những dự báo về biến động nguồn nước, xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo các Kịch bản đã được công bố, nhất là những khuyến nghị của Hà Lan trong Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.
———————————————-
Link tham khảo: https://dwrm.gov.vn
Nguồn: (Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
———————————————-

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599