Đóng menu x

Giải pháp quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường

Giải pháp quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường

Giải pháp quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường

Câu hỏi:

Hiện nay, một số khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất xả nước thải và khói bụi chưa qua xử lý ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị Chính phủ cần phải xem xét kỹ lưỡng khâu quy hoạch các dự án, không xây dựng các nhà máy sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, khu công nghiệp, làng nghề gần khu dân cư. Đồng thời, các cơ quan chức năng có giải pháp quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường (Cử tri tỉnh Ninh Bình).
Trả lời:

1.  Về quy hoạch các dự án, không xây dựng các nhà máy sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, khu công nghiệp, làng nghề: Theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoach bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thi đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề, dự án xây dựng cơ sở sản xuất sắt thép, xi măng, dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đều thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Khoản 2 Điều 19 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án và phải được các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thẩm định và phê duyệt trước khi triển khai xây dựng dự án; Khoản 2 Điều 27 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định chủ dự án “Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường”. Tùy thuộc vào quy mô của dự án, các cơ quan trung ương hoặc địa phương sẽ tiến hành thẩm định đảm bảo dự án tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi triển khai xây dựng, trong đó sẽ có các quy định về vị trí xây dựng phải đảm bảo cách xa khu dân cư theo quy định pháp luật; đồng thời tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với dự án trước khi đi vào vận hành chính thức.

2.  Về giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường: Trong thời gian từ năm 2011-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT trên phạm vi cả nước; đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 3.440 cơ sở, KCN và CCN (cơ sở), phát hiện 2.087 tổ chức vi phạm (chiếm 60%), với tổng tiền phạt trên 280 tỷ đồng, buộc truy thu phí BVMT đối với nước thải trên 127 tỷ đồng, bồi thường thiệt hại cho người dân gần 220 tỷ đồng, đồng thời buộc các tổ chức vi phạm phải đầu tư các công trình xử lý chất thải đạt QCVN với số tiền lên đến hang ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2016, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 952 cơ sở (trong đó, thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đối với 815 cơ sở tại 32 tỉnh/thành phố; thanh tra diện rộng đối với 137 cơ sở có nước thải trên 500 m3/ngày tại 22 tỉnh/thành phố và thanh tra đột xuất đối với 11 cơ sở). Kết quả thanh tra, kiểm tra nhận thấy có 203/952 cơ sở (chiếm 21,6%) không vi phạm, còn lại hầu hết các cơ sở đều có các vi phạm về thủ tục hành chính và quản lý chất thải với mức phạt tiền trên 140 tỷ đồng, buộc bồi thường thiệt hại cho người dân số tiền trên 1,4 tỷ đồng và 500 triệu USD. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là tại các địa phương; vi phạm diễn ra khá phổ biến, tinh vi, một số địa phương xử lý chưa nghiêm; nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu và yếu về nghiệp vụ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm chưa được đầu tư nên khó khăn trong việc phát hiện vi phạm.

Để khắc phục tồn tại trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp để tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu gồm: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. thanh tra, kiểm tra, đảm bảo cho hoạt động này chủ động, linh hoạt, đúng pháp luật, không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp; (ii) Tăng cường nhân lực, năng lực, cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm về môi trường theo quy định của Nghị định số 165/2013/NĐ-CP của Chính phủ; (iii) Kiện toàn tổ chức và xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương, trước mắt kiến nghị Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, trong đó bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành môi trường cho Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường công tác giám sát các nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn (có lưu lượng xả thải từ 1.000 m3/ngày và các KCN tập trung; các cơ sở có lưu lượng xả khí thải lớn thuộc các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm như: sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, …), đồng thời yêu cầu các cơ sở này phải có hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải tại điểm xả thải và kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, kh kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trường hợp không thực hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
—————————————————-

Link tham khảo: https://dwrm.gov.vn

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)


Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) 

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bình luận

Tel: 090306 3599