Dịch vụ huấn luyện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Dịch vụ huấn luyện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp cơ sở do Trung tâm Ứng phó Sự cố An toàn Môi trường huấn luyện theo nghị định 83/2017/NĐ-CP, Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách hàng có thể liên lạc số điện thoại 1900 0340 hoặc số 0903063599 để tư vấn chi tiết.
Thông thường các doanh nghiệp, tổ chức có thể tách theo 2 khóa học: Khóa học huấn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy, khóa học huấn luyện kỹ năng cứu nạn cứu hộ.
Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Khóa học này không cung cấp giấy chứng nhận mà chỉ nhằm nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và cách thoát hiểm an toàn cho cán bộ công nhân viên. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Khóa học được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của nghị định 83/2017/NĐ-CP về đào tạo huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ở cấp cơ sở (chỉ cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học, không cấp chứng chỉ theo nghị định):
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
- Kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.
Điều 27 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
1. Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quản lý về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ.
6. Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ.
7. Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.
Bình luận