Đóng menu x

Công tác đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Công tác đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động hiện đang trở thành yêu cầu bức thiết không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người sử dụng lao động. Việc tạo ra môi trường làm việc an toàn trên thực tế là trách nhiệm chung của các cấp các ngành, các tổ chức doanh nghiệp và sự chung tay của cộng đồng người lao động. Do đó, việc thực hiện đánh giá rủi ro trong an toàn lao động là một trong những công cụ chính góp phần nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc.

Từ ý nghĩa thực tiễn là giúp người sử dụng lao động, người lao động biết được các rủi ro về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, từ đó có các biện pháp kịp thời, phù hợp để đảm bảo an toàn lao động mà công tác đánh giá rủi ro trong an toàn lao động đang từng bước thể hiện sự cần thiết của mình tại nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, công trường xây dựng,…

Với các việc làm cụ thể hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các qui định pháp luật trong việc xác định trách nhiệm, xử lý vi phạm và thực hiện bồi thường cho người lao động khi xảy ra tai nạn hoặc rủi ro.
Nói cách khác, khi công tác đánh giá rủi ro tại nơi làm việc được thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt sẽ góp phần bảo vệ người lao động bằng cách xóa bỏ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất những nguy hiểm và rủi ro liên quan tới công việc. Việc này cũng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì tổ chức công việc tốt hơn đồng thời làm tăng năng suất lao động, giảm thiếu tới mức thấp nhất các chi phí dành cho việc khám chữa bệnh hay bồi thường thiệt hại cho người lao động. Ở một ý nghĩa khác, đây còn là cách thức để doanh nghiệp nâng cao uy tín, đưa sản phẩm và thương hiệu của mình tiếp cận nhanh hơn và bền vững nhất tới người tiêu dùng.

Để công tác đánh giá rủi ro trong an toàn lao động một cách toàn diện và chính xác thì cần có sự phối hợp hành động giữa người sử dụng lao động, cụ thể hơn là người trực tiếp thực hiện công tác giám sát với bản thân người lao động. Tức là cần nâng cao trách nhiệm chung của toàn bộ tập thể để người lao động nhận diện các mối nguy hiểm và các nguy cơ gây mất an toàn cao. Trong đó cần đặc biết chú trọng việc tổ chức đào tạo, huấn luyện để người lao động được trang bị những kỹ năng cần thiết và chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý phù hợp, kịp thời.

Bình luận

Tel: 090306 3599