Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu đã làm được những gì và định hướng sắp tới như thế nào?
Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu đã làm được những gì và định hướng sắp tới như thế nào?
Câu hỏi:
Việt Nam là một trong những QG chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu. Hiện nay, Chính phủ đã có Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Tôi muốn hỏi là Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu đã làm được những gì và định hướng sắp tới như thế nào?
Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Theo thống kê, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nước biển dâng, tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. BĐKH làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế – xã hội hoặc làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, ngày 02 tháng 12 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chương trình, một số kết quả chính đạt được là:
– Xác định được xu thế, diễn biến của một số yếu tố khí hậu;
– Xây dựng, cập nhật và công bố kịch bản BĐKH, nước biển dâng;
– Xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao phục vụ nghiên cứu, rà soát và xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
– Đánh giá được các tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực, từng khu vực; đề xuất được các giải pháp ứng phó phù hợp và ban hành được KHHĐ ứng phó với BĐKH cho từng Bộ, ngành và từng địa phương;
– Nhận thức về BĐKH cũng như năng lực ứng phó đã được nâng lên, đặc biệt ở cấp trung ương và các tỉnh thí điểm của Chương trình;
– Vai trò, vị thế của Việt Nam được nâng cao và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế được tăng cường.
– Một số mô hình thích ứng với BĐKH được triển khai thí điểm Quảng Nam và Bến Tre (Thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà đa năng tránh bão lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường đường giao thông; nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt, … đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và được sự đồng thuận, đánh giá cao của nhân dân.
– Đầu tư xây dựng mới 226 trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh BĐKH.
Một số nhiệm vụ trọng tâm của các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai trong thời gian tới đây:
1. Rà soát các văn bản liên quan đến biến đổi khí hậu (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu,…) và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ, ngành, địa phương đã được ban hành nhằm xác định các nội dung có liên quan cần điều chỉnh, bổ sung, bao gồm:
– Cụ thể hóa các thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực.
– Cụ thể hóa quan điểm, cách tiếp cận và định hướng ưu tiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực.
– Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tổ chức thực hiện, trong đó:
+ Xác định các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực do các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong giai đoạn 2010-2013.
+ Xác định mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu của của Bộ, ngành, địa phương mình.
+ Lựa chọn các giải pháp trọng tâm để ứng phó với biến đổi khí hậu và đưa ra danh mục các nhiệm vụ, dự án cụ thể nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu (xếp theo thứ tự ưu tiên).
+ Xây dựng lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng giai đoạn (đến năm 2015, 2016 – 2020 và sau năm 2020), gồm bộ máy tổ chức, nhân lực, nguồn vốn, bao gồm vốn trung ương, vốn địa phương, vốn huy động tài trợ quốc tế, vốn xã hội hóa (bao gồm cả vốn huy động từ khu vực tư nhân), vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác…
2. Rà soát các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, vùng, địa phương (do Bộ, ngành, địa phương ban hành hoặc chủ trì trình các cấp có thẩm quyền ban hành) nhằm lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã ban hành cũng như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có kế hoạch ban hành.
Link tham khảo: https://dwrm.gov.vn
Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.
–
Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường
Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)
Email: trungtam@ungphosuco.vn
Bình luận